Ông Mai Hữu Ích - người tổ chức con đường AM (chuyển tiền mặt) - Ảnh tư liệu
|
TT - Từ giữa thập kỷ 1960, Mỹ tiến hành chiến tranh phá
hoại bằng không quân ở miền Bắc. Từ đây, việc đưa viện trợ vật chất vào
Nam, cả bằng đường Trường Sơn lẫn đường biển đều khó khăn hơn trước.
>> Kỳ 1: Vận chuyển quá cảnh
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
Bộ Chính trị đã giao cho ông Phạm Hùng, ủy viên Bộ
Chính trị, phó thủ tướng Chính phủ, phụ trách vấn đề chi viện miền Nam.
Đến năm 1965, ông Phạm Hùng đề xuất với Bộ Chính trị một quyết định có ý
nghĩa lịch sử: lập riêng tại miền Bắc một "quỹ ngoại tệ đặc biệt"
(B.29), lấy từ các nguồn viện trợ quốc tế để trực tiếp chi viện cho miền
Nam.
Bí mật và công khai
Về hình thức hoạt động công khai chính diện, "quỹ ngoại
tệ đặc biệt" có danh nghĩa Cục Ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia VN để
khi cần thiết có thể làm các thủ tục hợp pháp. Còn về điều hành, nó
không phải là một đơn vị trong ngân hàng quốc gia. Để đảm bảo tuyệt đối
bí mật và an toàn, quỹ này chịu sự chỉ đạo đơn tuyến. Nét độc đáo trong
cách tổ chức này là: lấy cái công khai làm bình phong cho cái bí mật,
mọi hoạt động của cái bí mật đều lấy danh nghĩa của cái công khai.
Như vậy, trong thực tế B.29 tồn tại và hoạt động như
một "ngân hàng ngoại hối đặc biệt", phục vụ riêng cho việc chi viện
chiến trường bằng ngoại tệ. Người trực tiếp điều hành hoạt động của B.29
là ông Mai Hữu Ích, lúc đó là phó cục trưởng Cục Ngoại hối, đồng thời
là ủy viên Ban Viện trợ miền Nam.
Tài sản ngoại tệ thuộc "quỹ ngoại tệ đặc biệt" là dành
riêng cho miền Nam nên được điều hành một cách hoàn toàn độc lập, không
liên quan gì đến vốn ngoại tệ công khai của Nhà nước tại miền Bắc. Vốn
của B.29 được gửi tại Vietcombank. Đến lượt mình, Vietcombank lại gửi
vốn đó ở nước ngoài, tại các ngân hàng đại lý quốc tế lớn đáng tin cậy.
Như vậy, B.29 được coi như "khách hàng gửi tiền đặc biệt" và "ngân hàng
đại lý đặc biệt" trong quan hệ với Vietcombank. Cách hạch toán của B.29
cũng rất đặc biệt: dùng đồng đôla Mỹ làm đơn vị tiền tệ để hạch toán cân
đối tổng hợp chung theo phương pháp kế toán kép.
Xưa nay, trong nghiệp vụ ngân hàng, chung quy chỉ có
hai phương thức thanh toán: tiền mặt và chuyển khoản. Để chi viện cho
miền Nam, B.29 dùng đến cả hai phương thức: chuyển tiền mặt, được gọi là
AM; chuyển khoản, được gọi là FM.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, để thắng và "vượt
mặt" một đối phương không những mạnh về quân sự mà còn rất thành thạo về
tài chính - tiền tệ, hơn nữa còn là kẻ khống chế cả hệ thống tiền tệ
quốc tế, thì AM và FM là ký hiệu của cả một guồng máy rất tinh vi, liên
kết giữa hậu phương với tiền tuyến, có mạng lưới trong nước và quốc tế.
Trong đó ta vừa vận dụng những nghiệp vụ ngoại hối cổ điển của ngân
hàng, vừa kết hợp với những kỹ thuật quân sự, tình báo mà xuyên suốt
những hoạt động đó là ý chí cách mạng, là niềm tin và lòng trung thành
tuyệt đối với Tổ quốc.
"Chế biến" tiền từ ngoài nước
Chiếc vali ngoại giao mang nhãn hiệu “Lukse” do Liên
Xô sản xuất mà các cán bộ hải ngoại đã dùng để chuyển đôla về Hà Nội -
Ảnh tư liệu
|
Tại các chiến trường miền Nam, nhu cầu tài chính bằng
tiền mặt chủ yếu gồm hai loại là tiền Sài Gòn (mật danh lúc đó là tiền
Z) và đôla Mỹ. Ngoài ra, còn có nhu cầu chi phí tại một số địa bàn các
nước lân cận là Campuchia, Lào, Thái Lan theo yêu cầu của công cuộc
kháng chiến, nên cũng cần một lượng nhất định tiền mặt bằng đồng riel,
kip và baht.
Từ những năm đầu thập niên 1960, để đáp ứng yêu cầu của
chiến trường, Trung ương Đảng và Chính phủ có đặt vấn đề với Trung Quốc
viện trợ cho miền Nam một số ngoại tệ bằng tiền mặt đôla Mỹ. Trung Quốc
còn giúp lập một cơ sở ngân hàng tin cậy tại Hong Kong. Tại đó, đôla
viện trợ được "chế biến", tức là lấy một phần đôla đó mua gom một số
biệt tệ khác như tiền Sài Gòn, riel Campuchia, baht Thái Lan và kip Lào,
rồi cùng tiền mặt đôla Mỹ được đưa về nước.
Ông Nguyễn Nhật Hồng, người trực tiếp phụ trách B.29,
giải thích về chuyện đổi tiền mặt các loại: "AZ là đổi đôla Mỹ thành
tiền Sài Gòn. AK là đổi thành tiền kip Lào, AR là đổi thành tiền riel
Campuchia, AB là đổi thành baht Thái Lan, chuyển vào các chiến trường có
nhu cầu thích hợp với từng loại tiền. Việc đổi tiền này được thực hiện
tại Hong Kong, rồi đưa tiền về Quảng Châu, từ Quảng Châu đưa về Hà Nội,
từ Hà Nội chuyển đến các chiến trường miền Nam".
Chi phí "chế biến" ra các biệt tệ nói trên đương nhiên
là tốn kém, vì phải chịu thua thiệt về tỉ giá và các chi phí khác (tới
khoảng 3% trị giá tiền cần mua). Việc "chế biến" đó được thực hiện bởi
một cơ sở ngân hàng ở Hong Kong, được quy ước gọi là "Anh Bảo".
Mai Hữu Ích nói: "Tôi có quan hệ với ông Trang Thế
Bình, sau là tổng giám đốc Ngân hàng Trung Quốc (BOC) ở Hong Kong. Ông
Bình đã giúp chúng ta mở L/C với BOC và nhiều ngân hàng khác tại Hong
Kong. Lúc đầu, chủ yếu phục vụ phát triển ngoại thương, sau đó ông Bình
giúp ta chuyển đổi USD lấy tiền Sài Gòn và nhiều biệt tệ khác, gọi tắt
là "chế biến" hoặc chuyển khoản đặc biệt vào miền Nam để phục vụ chiến
trường".
Tiền mặt các loại do "Anh Bảo" chuẩn bị được tập trung
về cơ sở của BOC tại Quảng Châu. Đây chính là nơi tập kết các nguồn tiền
mặt của đường dây. Từ đây, cán bộ biệt phái hải ngoại của B.29 dùng
đường điện cơ yếu của Bộ Ngoại giao thông báo từ Bắc Kinh về cho B.29 ở
Hà Nội. B.29 cử người sang Quảng Châu nhận về.
Để phối hợp thật chính xác mọi công tác đổi tiền,
chuyển tiền, nhận tiền, tại Bắc Kinh có một cán bộ đặc nhiệm. Người này
chính là ông Lê Văn Châu, sau này là phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và chủ tịch Hội đồng chứng khoán quốc gia. Ông Châu là "trung
tâm của ba trung tâm": làm đầu mối liên hệ giữa "Anh Bảo" ở Hong Kong,
BOC ở Quảng Châu và B.29 ở Hà Nội. Để đảm bảo bí mật và thông suốt,
những thông tin được chuyển bằng mật mã qua hệ thống cơ yếu của ngành
ngoại giao và quốc phòng.
Đối với các nguồn viện trợ quốc tế tại các nước Âu -
Mỹ, bằng rất nhiều loại bản tệ khác nhau như bảng Anh, franc Pháp, franc
Thụy Sĩ, lira Ý, krone Đan Mạch... việc "chế biến" ra tiền mặt đôla Mỹ
được giao cho đại diện Vietcombank Paris tiến hành ngay tại Pháp và Thụy
Sĩ, rồi bằng "giao thông ngoại giao" đưa qua đường Matxcơva về Hà Nội.
----------
Từ đây bắt đầu đưa các loại tiền từ Hà Nội vào Nam.
Để tiếp nhận, “chế biến” rồi phân phối được tiền đến đúng mục tiêu sử
dụng là một hành trình được gọi là kỳ lạ.
Xem tiếp phần 6 Đưa Tiền Vào Nam
Xem tiếp phần 6 Đưa Tiền Vào Nam
No comments:
Post a Comment