Tôi nghĩ rằng khi đọc xong tập hồi ký vượt Trường Sơn này của nhà văn Xuân Vũ, mỗi độc giả tùy theo thân thế và tâm sự riêng biệt của mình, có thể có những cảm nghĩ rất khác nhau. Người thích phiêu lưu mạo hiểm, say mê những chân trời xa lạ, những câu chuyện sôi nổi được tác giả ghi chú rất linh động trong tập sách. Kẻ ưa mơ mộng, thương cảm nỗi vất vả nhọc nhằn của người nữ vũ công có đôi bàn chân sáp đúc trầy trụa vì đá tai mèo trên những đỉnh núi cụng trời. Chính khách thời thượng gật gù khen nội dung tốt. Độc giả khó tính tặc lưỡi cho là sách tuyên truyền.
Tôi
lại nghĩ rằng mỗi độc giả chúng ta, dù khen, dù chê văn tài của tác
giả, dù chăm chú, dù hời hợt theo dõi diễn biến câu chuyện, đều không
thể chối cãi một sự kiện hiển nhiên là nội dung cuốn sách đượm tính chất
xác thực, không dài dòng lê thê, không hoa hoè hoa sói, không bịa đặt,
không xuyên tạc, không phỉ báng ai mà cũng không ca tụng ai. Người viết
chỉ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe cùng những cảm nghĩ của mình
trên đường vượt Trường Sơn trở về Nam thi hành nhiệm vụ giao phó. Tính
chất xác thực nầy, những ai đã từng leo đèo vượt núi, những ai có liên
hệ ít nhiều với dãy Trường Sơn trùng điệp đều làm chứng cho tác giả. Nói
một cách khác, tập hồi ký này ghi lại trung thực một đoạn đời của nhà
văn Xuân Vũ trong sự nghiệp phục vụ quê hương.
Tôi
gặp nhà văn Xuân Vũ giữa năm 1971, sau khi anh đã thành công vượt mọi
gian khổ, vượt dãy Trường Sơn, nhưng không vượt được nỗi khủng hoảng
ngày đêm dằn vặt tâm tư. Đưởng Đi Không Đến . Trên đường vô Nam, anh đã
đến nơi đến chốn, nhưng trên đường tiến tới sự nghiệp phục vụ quê hương
đường đi đã bế tắc. Đau đớn cho anh, anh đã tiêu phí 20 năm trời đã đi
trên con đường ngày nay bí lối đó. Cơn khủng hoảng thật là trầm trọng,
khủng hoảng tâm thần, khủng hoảng lý tưởng.
Tôi
nghĩ rằng trường hợp của nhà văn Xuân Vũ không phải là một trường hợp
cá biệt. Một số độc giả chúng ta cũng như rất đông anh chị em ruột thịt
chúng ta còn ở bên kia chiến tuyến ngày đêm cũng khắc khoải suy tư về
một lối thoát vẹn toàn cho cơn khủng hoảng thời đại đó. Khắc khoải suy
tư, khủng hoảng tâm thần, khủng hoảng lý tưởng… bởi lẽ chúng ta còn là
người Việt Nam và dòng máu sôi sục trong huyết quản chúng ta, đầy ắp
truyền thống Việt Nam hào hùng của biết bao nhiêu thế hệ tiền bối Việt
Nam.
Tôi
nhớ là đã nói chuyện nhiều với nhà văn Xuân Vũ về Đưòng Đi Không Đến
của anh, của số đông chúng ta, và khuyến khích anh cố gắng vượt qua cơn
khủng hoảng tâm thần để tìm đi đúng con đường vì dân vì nước . Để dẫn
chứng, tôi đã tâm sự với nhà văn Xuân Vũ về việc gia tiên ngày xưa đương
chức tri huyện Lê Thủy, Quảng Bình, lúc Vua Hàm Nghi xuất cung truyền
hịch đã khẳng khái treo ấn từ quan, hưởng ứng việc Cần Vương, để rồi
ngậm ngùi, thống hận tử trần, tuổi chưa được 40. Sau này, gia nghiêm
khăng khăng không chịu ném bút lông cầm bút sắt, tuy giữ được khí phách
sĩ phu, nhưng cơn khủng hoảng lý tưởng càng trầm trọng hơn, đường đi
hoàn toàn nghẽn lối.
Tôi
đã nói cho nhà văn Xuân Vũ biết là kinh nghiệm dòng họ khiến cho tôi
ngày nay nghĩ rằng chúng ta không thể quá khích mà cũng không thể tiêu
cực. Đường đi của chúng ta phải là con đường thích nghi với hoàn cảnh
năm châu họp chợ, thích nghi với trình độ kỹ thuật không gian và thế
quân bình lực lượng của các đại cường.
Đành
rằng chúng ta yêu nước nồng nhiệt, đành rằng chúng ta lập chí lớn lao,
nhưng chúng ta phải biết lượng sức dân, sức nước. Yêu nước thì phải
thương dân, trước hết phải lo cho dân có cơm áo. Yêu nước nhất quyết
không phải là mưu đồ sự nghiệp cá nhân, mặc cho dân chúng lầm than, quê
hương tan nát. Yêu nước càng không phải là điên cuồng nhắm mắt đưa toàn
dân vào con đường đấu tranh ngu xuẩn và vô vọng có thể mang tới hậu quả
diệt quốc, diệt chủng. Yêu nước lại càng không phải là cưỡng bức nhân
dân thắt lưng buộc bụng, nhịn đói, nhịn khát để tập trung tài nguyên
nhân lực vào việc dùng vũ lực mưu toan áp đặt một nền nếp suy tư và
những phương thức hành động đã được đúc khuôn mà dân chúng không mong
muốn. Các nhà cầm quyền Miền Bắc nên ra khỏi tháp ngà để ngẫm nghĩ về
điều đó.
Tôi
lại cũng nghĩ rằng yêu nước không phải là tiêu cực chống đối. Những lời
phê bình vô trách nhiệm, thái độ bất hợp tác hoặc lề lối buông xuôi,
chỉ biết thở ngắn than dài, ưu thời mẫn thế, không phải là phương châm
hành động của con cháu những người đã xông xáo ra Bắc vào Nam, bình
Chiêm phạt Tống, gây dựng nên cơ đồ ngày nay để lại cho chúng ta. Yêu
nước thì không thể thản nhiên nhắm mắt ngồi bất động để mặc bọn ma đầu
phá hoại cơ nghiệp của cha ông. Yêu nước thì phải tích cực hoạt động,
xây dựng đổ vỡ, vun quén tình hình, loại bỏ bọn sâu dân một nước, dạy
dân, nuôi dân, cho dân sinh dân trí mỗi ngày một thêm phát triển. Các
bậc có trí thức tại Miền Nam tự do này nên nghĩ tới trường hợp Vua Chiêu
Hoà nước Nhật Bản sau ngày bại trận, khôi phục lại địa vị đại cường. Ai
bảo hành động của Vua Chiêu Hoà từ năm 1945 đến nay lại không sáng suốt
và ích lợi cho quốc dân Nhật Bản như công cuộc duy tân của Minh Trị
Thiên Hoàng 100 năm về trước.
Trên
con đường sự nghiệp phục vụ quê hương, đi như Xuân Vũ đi trong tập hồi
ký này thì đường đi nhất định không đến, đi như Xuân Vũ đang đi ngày nay
thì đường đi nhất định phải đến.
Saigon, ngày 2 tháng 7 năm 1973Bác sĩ HỒ VĂN CHÂM
Chương 1 Đường Đi Không Đến - Xuân Vũ
No comments:
Post a Comment