Sunday, December 2, 2012

Đường Mòn Hồ Chí Minh và hình ảnh ngày nay










Các mục tiêu hành quân Nha Kỹ Thuật trên đường mòn Hồ Chí Minh


Đường mòn HCM
I. Sơ Lược Lịch Sử
Con đường chuyển vận người và vũ khí của Việt Cộng từ Bắc vào Nam xuyên qua vùng cán chảo của vương quốc Lào đã có từ thời chiến tranh Ðông Dương. Lúc đó hệ thống giao liên này đích thực là những “đường mòn” dùng cho người đi bộ xuyên qua vùng rừng rậm Hạ Lào. Sau khi chiến tranh Việt – Pháp chấm dứt vào năm 1954 với hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, hệ thống đường mòn này hầu như không còn được xử dụng.
Cho tới năm 1959, để chuẩn bị cho dã tâm đưa quân xâm chiếm miền Nam, Việt Cộng thành lập một Ðoàn Tiếp Vận đặc biệt mang bí số 559 có nhiệm vụ bảo vệ, mở mang, tu sửa và xếp đặt những cơ sở hậu cần dọc theo trục tiếp vận Bắc – Nam dọc theo bán đảo Ðông Dương, thường được các giới chức quân sự mệnh danh là “đường mòn Hồ Chí Minh” này. Ðơn vị Việt Cộng phụ trách mang tên 559 vì được thành lập vào tháng 5 năm 1959. Nhưng dù đã được đặt dưới quyền quản trị đặc biệt của Ðoàn Tiếp Vận 559, trước năm 1967, hệ thống đường xâm nhập Bắc – Nam tại Hạ Lào vẫn rất thô sơ nên Việt Cộng còn phải dùng dân công và xe đạp thồ để chuyển vận vũ khí và tiếp liệu.
Mãi tới năm 1971, khi cường độ của cuộc chiến tranh Việt Nam gia tăng với những trận đánh qui mô trận địa chiến dùng chiến xa và đại pháo, đường mòn Hồ Chí Minh mới được canh tân thành những xa lộ lớn, xe hơi có thể di chuyển hai chiều. Con đường này bắt đầu từ đèo Mụ Già gần thị trấn Vinh – với hải cảng Bến Thủy – thuộc tỉnh Quảng Bình của Bắc Việt, xuyên qua lãnh thổ Lào rồi đâm sâu về phía Nam song song với biên giới Lào – Việt. Ðường mòn Hồ Chí Minh giao tiếp với đường số 9 là trục lộ Ðông – Tây nối liền thị trấn Ðông Hà thuộc miền Nam Việt Nam và tỉnh Savanakhet của Lào tại hai điểm quang trọng, đó là thị trấn Tchépone và Mường Nông. Hai trung tâm chuyển tiếp mấu chốt dùng làm nơi dưỡng quân và có nhiều kho quân lương, vũ khí này được Việt Cộng đặt cho bí danh 604 và 611 nằm đối diện với hai tỉnh cực bắc Quảng Trị, Thừa Thiên của miền Nam Việt Nam. Ðây là những địa điểm chính của Cộng Quân dùng làm bàn đạp để đẩy mạnh những cuộc tấn công và xâm nhập lãnh thổ Quân Khu I và II của VNCH.




II. Ðường mòn Sihanouk
Xa hơn về phía Nam, đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài qua vùng Tam Biên, nơi gặp gỡ của 3 biên giới giữa các quốc gia Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Khi vào tới lãnh thổ Cam Bốt hệ thống đdường xá này thường được gọi là “đường mòn Sihanouk”, mang ngụ ý ông Hoàng xứ Chùa Tháp là một tay sai cho Cộng Sản Bắc Việt. Nói khác đi, đường mòn Sihanouk là phần cực Nam, nối dài của đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong lãnh thổ Cam Bốt.



III. Hệ thống đường xá
Thông thường, khi nghe nói tới “đường mòn”, mọi người đều mường tượng đến hình ảnh những lối đi nhỏ cheo leo hoặc độc đạo xuyên qua những khu rừng núi hiểm trở. Nhưng thực sự đến năm 1971, đường mòn Hồ Chí Minh là một hệ thống đường giao thông rộng lớn và phức tạp gồm nhiều xa lộ chạy song song nhau và tỏa rộng như một màng lưới nhện khổng lồ. Màng lưới này dài trên một ngàn cây số phủ dọc biên giới Việt – Miên – Lào theo hướng Bắc – Nam. Có nhiều nơi, bề rộng theo hướng Ðông – Tây của chiếc lưới nhiều nhánh này lên tới 90 cây số, ăn sâu trong lãnh thổ Lào và Cam Bốt. Các giới chức quân sự VNCH – Mỹ phỏng đoán nếu nối chung các nhánh này, tổng Cộng chiều dài của hệ thống “đường mòn xa lộ” có thể lên tới trên 10 ngàn cây số! Các cơ quan tình báo VNCH và Hoa Kỳ sau nhiều năm tung các toán thám sát vào khu vực đường mòn chiến lược này cũng mới chỉ vẽ được bản đồ được chừng trên 5 ngàn cây số, nghĩa là khoảng phân nửa. Việc khám phá, kiểm soát cũng như cắt đứt hệ thống lưới nhện này vô cùng khó khăn, không những vì quá rộng lớn mà còn vì khi cắt đứt được nhánh này, Việt Cộng lại xây cất nhiều nhánh phụ mới phức tạp nằm sâu hơn trong lãnh thổ Lào hoặc Cam Bốt.

IV. Tổ chức
Ðể xây cất, tu bổ đường mòn Hồ Chí Minh, Ðoàn Tiếp Vận 559 đã phải thường trực xử dụng chừng 100,000 dân công Lào – Việt, chưa kể khoảng 50,000 quân lính để hộ tống những đoàn quân xa di chuyển cũng như bảo vệ 7 căn cứ quan trọng dọc theo đường mòn. Ngoài những căn cứ tiếp vận chính, còn có khoảng 50 trạm giao liên phụ, gọi là binh trạm. Mỗi binh trạm là một căn cứ yểm trợ gồm các cơ cấu chuyển vận, tiếp liệu, truyền tin, tu bổ đường xá, phòng thủ, y tế v.v… riêng biệt.


Dân công làm đường
Theo lời thuật lại của Thiếu Tá Lê Văn Thời, Tiểu Ðoàn Phó TÐ 4, Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, khi bị bắt làm tù binh tại vùng Căn Cứ Hỏa Lực Sophia tại Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3 năm 1971, anh đã bị giải qua nhiều binh trạm dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đường ra Bắc. Thiếu Tá Thời cho biết mỗi binh trạm là một địa điểm dừng quân cách nhau khoảng một ngày đi bộ trong rừng có nhiệm vụ cung cấp lương thực, nơi ăn, chốn ở và hướng dẫn đoàn người tới trạm kế tiếp.

V. Di chuyển
Sau năm 1967, vì nhu cầu chuyển quân cũng như yểm trợ tiếp vận của Việt Cộng gia tăng tại chiến trường miền Nam, đường mòn Hồ Chí Minh đã được cải tiến và mở rộng để xe hơi có thể lưu thông được. Từ đó, xe vận tải kiểu Molotova do Nga Sô viện trợ đã được dùng để thay thế cho dân công và xe đạp thồ trong việc chuyên chở. Cơ quan tình báo đồng minh cho biết mỗi ngày có hàng trăm xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh và cũng có hàng trăm trạm nghỉ cho xe cộ chỉ riêng trong lãnh thổ Lào. Những xe này thường chạy vào ban đêm để tránh bị phi cơ phát hiện. Mỗi đêm, xe di chuyển được chừng 50 cây số là khoảng cách trung bình giữa trạm nghỉ này và trạm khác. Vì phải di chuyển ban đêm nhưng lại không dám để đèn để tránh bị phát hiện nên cần tài xế rất quen thuộc với đường xá trong vùng. Do đó, mỗi trạm nghỉ đều có một toán tài xế cơ hữu thường trực chuyên lái xe từ trạm mình tới trạm kế tiếp để thuộc nằm lòng địa thế vì lái đi lái lại có mỗi một đoạn đường chừng 50 cây số.


Bản đồ hệ thống đường mòn HCM

VI. Hệ thống dẫn nhiên liệu
Trước kia, nhiên liệu cần dùng được chứa trong những thùng phi 200 lít do xe vận tải chuyên chở hoặc đôi khi được thả trôi theo những giòng nước vào mùa mưa. Qua năm 1968 vì nhu cầu gia tăng gấp bội, Việt Cộng đã hoàn tất một hệ thống dẫn dầu dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tế nhiên liệu cho các xe cơ giới. Ống dẫn dầu có đường kính 4 inch (khoảng 10 cm) bắt đầu từ đèo Mụ Già chạy dọc theo biên giới Lào – Việt tới khu vực Mường Nông bên Lào, đối diện với thung lũng A Shau về phía Nam. Như vậy, Việt Cộng không những đã giải quyết được vấn đề tiếp tế nhiên liệu cho các xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, mà còn có khả năng yểm trợ cho các chiến xa hoạt đông sâu tại chiến trường miền Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại chiến xa kiểu PT-76 của Việt Cộng xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam vào đêm 8 tháng 2 năm 1968 trong trận đánh tại trại Lực Lượng Ðặc Biệt Lang Vei gần Khe Sanh sát biên giới Lào – Việt trên đường số 9. Chiến xa PT-76 là loại xe lội nước hạng nhẹ nên có thể di chuyển khá dễ đàng trên đường xá lầy lội bên Lào, sau đó, không còn thấy tham chiến cho tới năm 1971 trong trận Hạ Lào. Vì vậy, giới chức quân sự đồng minh cho rằng vì gặp khó khăn về việc tiếp tế nhiên liệu cũng như trở ngại về địa thế không thích hợp nên chiến xa hạng trung như loại T-54 của Việt Cộng không phải là mối đe dọa lớn trên chiến trường miền Nam, nhất là tại vùng cao nguyên núi non trùng điệp và rừng rậm hiểm trở.



Theo ước lượng của giới tình báo, trong khoảng thời gian 5 năm từ 1966 tới 1971, có chừng 600,000 ngàn quân CS Bắc Việt, 100,000 tấn thực phẩm, 400,000 ngàn vũ khí đủ loại và 50,000 tấn đạn dược đã được chuyên chở qua đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Mật độ xe cộ đi lại rất rộn rịp trong mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4. Sáu tháng còn lại trong năm, vì mưa lũ thường xuyên nên đường xá lầy lội rất khó đi. Các cuộc tấn công của VIệt Cộng trên chiến trường miền Nam thường được khởi sự vào mùa khô, khi việc chuyên chở người và vật liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh không gặp trở ngại vì thời tiết.

VII. Nỗ lực cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh của VNCH và đồng minh
Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, tiếp vận thường là yếu tố sinh tử góp phần quyết định quan trọng trong việc thành công hay thất bại. Các bậc danh tướng cổ kim luôn luôn đặt vấn đề tiếp vận thành mối ưu tư hàng đầu trong mỗi cuộc hành quân. Thời xưa, khi hình thái chiến tranh còn đơn giản với những vũ khí thô sơ, công tác tiếp vận thường thu gọn vào việc tiếp tế lương thực cho quân lính. Dưới thời Tam Quốc bên Tầu, vạn đại quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Hán đã chế ra “trâu gỗ, ngựa gỗ” để giải quyết vấn đề tải lương trong những lần “lục xuất Kỳ Sơn” ra đánh Tào Tháo tại Trung Nguyên. Ông cũng lập kế dùng thuyền chở rơm rạ chèo tới gần thủy trại của quân Tào rồi cho quân khua chiêng gióng trống khiến địch sợ hãi bắn tên loạn xạ nên nhàn nhã thu được 10 vạn mũi tên cắm vào thuyền đem về nạp cho Ðô Ðốc Chu Du của Giang Nam làm vũ khí đại thắng quân Tào trong trận Xích Bích. Tào Tháo gian hùng đã ra lệnh chém quan Chưởng Bạ Dương Tu khi lương thực bị cạn cũng chỉ mong trấn an lòng quân sĩ.
Gần đây hơn, dưới thời nhà Trần trong Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh khởi đầu bằng chiến thắng Vân Ðồn khi tướng Trần Khánh Dư đốt hết những thuyền chở lương của giặc. Kết qủa, 50 vạn quân do Nguyên đã bị thảm bại. Trong thế chiến thứ hai, những đoàn chiến xa Panzer lừng danh bách chiến bách thắng dưới quyền con cáo già sa mạc Romme đã bị quân Anh chận đứng tại Phi Châu vì thiếu nhiên liệu. Vào năm 1954, quân đi Pháp đã bị thất trận tại Ðiện Biên Phủ vì bị cắt đứt đường tiếp vận và tăng viện duy nhất bằng đường hàng không.
Ngày nay, quân lực Hoa Kỳ được coi là hữu hiệu nhất thế giới không hẳn chỉ vì binh sĩ thiện chiến mà còn nhờ bộ máy tiếp vận khổng lồ hữu hiệu gần như vô giới hạn có thể tiếp tế bất cứ phần đất nào trên thế giới trong khoảnh khắc dăm ba tiếng đồng hồ. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, theo thống kê, cứ mỗi quân nhân Hoa Kỳ trực tiếp cầm súng đánh giặc ngoài mặt trận, có ít nhất 5 người khác đàng sau lo việc tiếp vận và yểm trợ. Vì vậy, chúng ta thấy những căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ trên thế giới không phải là những trại lính mà là những căn cứ yễm trợ tiếp vận khổng lồ.
Vì tầm quan trọng có mức độ quyết định của vấn đề tiếp vận, nên binh thư thường nói “một tướng lãnh chỉ biết về hành quân mà không biết về tiếp vận thì chưa phải là một vị tướng hoàn toàn”. Hoàng Ðế Napoléon bách chiến của nước Pháp tóm tắt ngắn gọn và đơn giản hơn: “Ðạo quân nào cũng tiến bằng chiếc bụng”. Ý ông muốn nói quân lính có no bụng mới đánh trận được. Trong thời buổi văn minh hiện đại, chiếc bụng của một đạo quân không chỉ đơn giản chỉ cần lương thực cho quân lính, mà còn không thể thiếu nhiên liệu cho xe cộ, máy bay, tầu chiến và bom đạn cho những loại vũ khí tối tân.
Do đó, khi cường độ của cuộc chiến tại Việt Nam trở thành ác liệt với các trận đánh chuyển từ hình thái du kích chiến qua trận địa chiến với quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, vấn đề tiếp vận đương nhiên trở thành một yếu tố sinh tử đối với Cộng quân. Ðể tiếp tế cho chiến trường miền Nam, Việt Cộng dùng hai ngả chính. Ðó là đường mòn Hồ Chí Minh và hải cảng Kompong Som còn được gọi là Sihanoukville của Cam Bốt. Nhưng tới năm 1971 khi chính phủ Lon Nol thân Hoa Kỳ thay thế ông hoàng Sihanouk, đường tiếp vận từ Cam Bốt qua ngả Kompong Som bị cấm chỉ. Con đường duy nhất còn lại là đường mòn Hồ Chí Minh. Cả Việt Cộng lẫn phe đồng minh đều biết rằng bên nào kiểm soát được trục tiếp vận huyết mạch này sẽ chiến thắng tại miền Nam.
Vì tầm mức chiến lược vô cùng quan trọng này, ngay từ năm 1965, QLVNCH đã có 2 kế hoạch để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh: một là đổ bộ lên miền Bắc ngay vùng hải cảng Vinh nhằm phá vỡ ngay từ đầu mối, hai là đánh sang Lào để cắt đứt tại khúc giữa. Nhưng những kế hoạch này đã không thực hiện được vì QLVNCH không đủ mạnh. Vả lại Hoa Kỳ cũng không đồng ý nới rộng chiến tranh qua toàn cõi Ðông Dương vì e ngại Trung Cộng và Nga Sô sẽ nhân cơ hội nhẩy vào vòng chiến.
Do đó, trong lúc Cộng Quân ra sức bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh thì lực lượng đồng minh dồn nỗ lực đánh phá. Các hoạt động quân sự của đồng minh nhằm cắt đứt trục tiếp vận quan trọng này gồm: thả những toán biệt kích xâm nhập nội địa Lào, dùng máy bay bắn phá, dùng lực lượng sắc tộc thiểu số Hmong của Lào và trực tiếp đổ quân sang đánh phá.

1. Hoạt động của những toán Biệt Kích




Những đơn vị chuyên xâm nhập vùng lãnh thổ do địch quân kiểm soát này thường được gọi là Lôi Hổ do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ huấn luyện. Ðây là những toán nhỏ chừng 4, 5 người được phi cơ thả xuống khu vực đường mòn Hồ Chí Minh để thu thập tin tức tình báo về các hoạt động và di chuyển của Cộng quân cũng như thi hành những công tác phá hoại. Ban đầu, những toán biệt kích được thả dù từ các phi cơ vận tải loại C-47, sau này được thả bằng trực thăng loại H-34 hay UH-1B. Phi Ðoàn 219 của Không Quân VNCH là đơn vị phụ trách thả và bốc những toán biệt kích bên Lào.

2. Dùng máy bay đánh phá
Song song với các hoạt động biệt kích, không lực Hoa Kỳ còn dùng phi cơ oanh tạc khu trục để thường xuyên thả bom hay bắn phá để ngăn chận sự di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi khi thu thập được những tin tức tình báo chính xác từ các toán biệt kích hay từ những máy móc điện thám về di chuyển của những toán quân, đoàn xe hay nơi tập trung quân của địch, phi cơ Hoa Kỳ từ các căn cứ không quân bên Thái Lan như Phanat Nikhon hay Takhli v.v… lập tức cất cánh oanh tạc. Ngoài ra, các phi cơ võ trang Hải Quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm ngoài Biển Ðông cũng thường xuyên bay tuần tiễu dọc theo đường mòn dể sẵn sàng
 bắn phá mỗi khi phát hiện mục tiêu

.

Các dụng cụ điện tử thám báo tối tân trông giống như những chòm cây được thả từ máy bay dọc theo đường mòn để thâu thập dữ kiện. Khi có xe hay người di chuyển qua, các máy “sensor” có antenne này sẽ ghi nhận những địa chấn và tự động phát ra những tín hiệu đặc biệt. Trên không phận Lào, lúc nào cũng có một phi cơ Hoa Kỳ bao vùng để ghi nhận và báo về trung tâm kiểm thám bên Thái Lan. Những tin tức này được đưa vào máy điện toán để phân tích và xác định mục tiêu cho phi cơ oanh tạc. Không quân Hoa Kỳ có loại phi cơ vận tải C-130 biến cải mang tên “Spectre” trang bị máy nhắm hồng ngoại tuyến chuyên dò tìm và bắn phá các xe cộ di chuyển vào ban đêm. Trong một tài liệu chính thức, cán binh Việt Cộng nhận xét về phi cơ Spectre này như sau: “Thằng này đánh đêm tinh như ma …"


3. Lực lượng sắc tộc Hmong Lào
Ngoài các toán biệt kích hỗn hợp Việt- Mỹ, LLÐB Hoa Kỳ còn tuyển mộ và huấn luyện người của bộ lạc thiểu số Hmong để thường trực ngăn chận các hoạt động của Cộng quân bên Lào. Lực lượng người Hmong này được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vang Pao, đặt căn cứ tại Long Cheng. Tướng Vang Pao có nhiều tiểu đoàn hoạt động tại vùng Savannakhet gần khu vực Tchépone là một diểm tiếp vận quan trọng của Cộng Quân. Lực lượng này do Hoa Kỳ trực tiếp điều động và quản trị, không thuộc quân đội Hoàng Gia Lào trên nguyên tắc.



4. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Lào
Vào tháng 2 năm 1971, khi lực lượng Cộng quân tập trung đông đảo tại Lào để dự định tấn công vào Quân Khu I, QLVNCH đã mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 nhằm phá vỡ ý đồ của địch quân bằng cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh là trục tiếp vận chính. Lực lượng VNCH gồm có các đơn vị tinh nhuệ như Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Sư Ðoàn Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến và Liên Ðoàn 1 Biệt động Quân. Vì bị đánh trúng yếu điểm, Cộng Quân phải tung ra 6 Sư Ðoàn để bảo vệ. Ðôi bên quần thảo khoảng 45 ngày với những trận đánh đẫm máu dữ dội tại Căn Cứ BÐQ Bắc, Căn Cứ Hỏa Lực 31, đồi Lolo, đồi Sophia v.v…



Kết quả, đôi bên đều bị thiệt hại nặng về nhân mạng, chừng 10,000 người về phía QLVNCH và 20,000 người về phía Cộng Quân. Nhưng điều quan trọng là tuy QLVNCH chiếm được mục tiêu Tchépone, phá hủy nhiều cơ sở tiếp vận quan trọng tại khu hậu cần 604 và 611, nhưng vì không đủ quân số chiếm đóng nên phải rút về, không hoàn toàn cắt đứt được đường mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy, chỉ tới mùa hè năm sau, Cộng Quân đã tập trung được đủ tiếp vận và quân số để vượt biên giới tấn công VNCH tại 3 mặt trận: giới tuyến Ðông Hà tại Quân Khu I, vùng cao nguyên Kontum tại Quân Khu II và thị trấn An Lộc thuộc tỉnh Bình Long tại Quân Khu III.

Kết luận
Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào năm 1972, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự”. Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ$đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn Hồ Chí Minh. Cộng Quân coi như được Hoa Kỳ bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam. Vào tháng 4 năm 1975, Cộng Quân đã dùng toàn lực, đưa hầu hết quân số của miền Bắc, khoảng 20 sư đoàn chiến đấu, nhiều Sư Ðoàn pháo binh và Trung Ðoàn chiến xa nặng vào chiến đấu tại miền Nam với đầy đủ lương thực, nhiên liệu và đạn dược. Tất cả bộ máy quân sự khổng lồ này đã được di chuyển qua ngả đường mòn Hồ Chí Minh, chẳng gặp sức chống đối hay trở ngại nào vì QLVNCH không còn mạng để ngăn chặn. Có thể nói miền Nam đã rơi vào tay Cộng Quân dễ dàng vì chúng đã hoàn toàn làm chủ được con đường tiếp vận huyết mạch Hồ Chí Minh.

Trần Ðỗ Cẩm







Động cơ Phản Lực F4 Fantom trền đất Lào 




Đạn Súng Cối


PT76 Tank Chinese build trên đường mòn HCM


Bên trong Tank PT76 để lại trên đường mòn HCM











Xác máy bay Trực Thăng trên đất Lào 













Vũ Khí tịch thu trong cuộc Hành Quân Lam Sơn 719


Loạt bài "Những con đường Trường Sơn đặc biệt" được đăng tải trên Tuổi Trẻ 10 kỳ qua là một phần trong cuốn sách 5 đường mòn Hồ Chí Minh do giáo sư Đặng Phong (Viện Kinh tế VN) biên soạn, được Nhà xuất bản Tri Thức và Phương Nam Book phát hành trên toàn quốc từ ngày 22-8.

Trong cuốn sách 356 trang này, tác giả "dẫn" người đọc đi lại năm con đường Trường Sơn lịch sử thời chiến tranh: con đường trên bộ, con đường trên biển, con đường xăng dầu, con đường hàng không và kỳ bí hơn cả là con đường chuyển ngân đi vòng vèo qua các trung tâm tài chính lớn của thế giới, để nối Sài Gòn với các căn cứ cách mạng.
ĐẶNG PHONG
Giáo sư Đặng Phong qua đời
TTO - Tin từ gia đình GS Đặng Phong cho biết GS đã qua đời lúc 1g45 ngày 20-8-2010 tại Hà Nội, sau nhiều tháng lâm trọng bệnh.
GS Đặng Phong


GS Đặng Phong sinh năm 1939 tại Hà Tây (cũ), là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử kinh tế Việt Nam, đặc biệt ông đã dày công nghiên cứu về thời kỳ bao cấp, về chặng đường đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam, về tư duy kinh tế và những cuộc “phá rào” về kinh tế trong khoảng thời gian 15 năm sau ngày thống nhất đất nước.
Những nghiên cứu vừa nêu của GS Đặng Phong được nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Phương đánh giá như sau: “Đối với giới nghiên cứu kinh tế, chỉ riêng việc chấp nhận một đối tượng nghiên cứu phức tạp và gai góc như vậy đã là điều đáng nể. Và không chỉ như vậy. Với tác phong khoa học nghiêm túc, tác giả đã dày công đào bới đến ngọn nguồn của các sự kiện nhằm tái hiện lịch sử một cách trung thực nhất”.
Trong công trình nghiên cứu của mình, GS Đặng Phong đã sưu tầm được khối tài liệu đồ sộ, đồng thời tiếp cận được với rất nhiều nhân vật từng giữ những cương vị cấp cao của Đảng và Chính phủ như Võ Văn Kiệt - nguyên thủ tướng Chính phủ, Trần Phương - nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Nguyễn Văn Chính - nguyên phó thủ tướng, Đoàn Duy Thành - nguyên phó thủ tướng, Nguyễn Văn Trân - nguyên bí thư Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, Hoàng Tùng - nguyên bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên huấn trung ương…
GS Đặng Phong tốt nghiệp khoa lịch sử Đại học Hà Nội năm 1960, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân năm 1964, tốt nghiệp khóa đào tạo nâng cao Học viện Kinh tế Địa Trung Hải, Montpellier (Pháp) năm 1991.
Ngoài sự nghiệp nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam, GS Đặng Phong đã kinh qua nhiều công việc như: ủy viên Hội đồng khoa học, trưởng phòng lịch sử kinh tế Viện Kinh tế Việt Nam, chủ nhiệm khoa kinh tế Trường đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, phó tổng biên tập tạp chí Thị Trường & Giá Cả (1983-1995).
GS Đặng Phong còn là chuyên gia mời của Viện hàn lâm Khoa học Cuba (2007), Ngân hàng Desjardin, Montréale, Canada (1994), GS mời của nhiều đại học như Đại học Aix en Provence (2007), Đại học Cambridge (2005), Đại học quốc gia Monterey Bay, California (1997)…; cộng tác viên của Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp năm 1998, 1999; chủ tịch tiểu ban kinh tế tại EURO-Viet III, Amsterdam năm 1997.
Những tác phẩm đã được xuất bản của GS Đặng Phong có: So sánh đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kinh tế Trung Quốc (cùng nhiều tác giả, xuất bản 2003), Long An - mũi đột phá vào kinh tế thị trường (Cùng Ngọc Thanh, xuất bản 2006), Những bước đột phá của An Giang trên con đường đổi mới kinh tế (xuất bản 2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1955-1975 (xuất bản 2005), Kinh tế miền Nam 1954-1975 (xuất bản 2004), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1963-2003 (xuất bản 2003), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-1954 (xuất bản 2002), 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam (xuất bản 1991), Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam (xuất bản 1970), Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 (xuất bản 2008), Những cuộc phá rào trong kinh tế Việt Nam (xuất bản 2009). Ngoài ra GS Đặng Phong còn nhiều công trình đang nghiên cứu, dự định xuất bản như: Lịch sử 1.000 năm Thăng Long qua một con đường (Đường Lê Duẩn), Tư duy kinh tế Việt Nam 1990-2005
V.V.THÀNH






“Trời nhập nhoạng tối. Toán lính Bắc Việt ngày càng đến gần hơn, vừa chĩa súng bắn chúng tôi, vừa nhắm lên chiếc trực thăng Kingbee mà nhả đạn xối xả.”


Cuốn “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG Hoa Kỳ, kể lại thời gian chiến đấu cùng VNCH. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

“Sáu và Hiệp bắn cản đường cho chúng tôi bò về hướng trực thăng trong tuyệt vọng. Phải mất hơn 10 phút chúng tôi mới đi hết được 9 mét cuối, đến gần được đến chiếc Kingbee đang bay lởn vởn cách mặt đất chừng 3 mét.”
“Kiểm nhanh lại vũ khí, tôi thấy mình chỉ còn một quả lựu đạn, một lựu đạn khói và hai băng đạn 15 viên. Nếu không thoát được, thì quả lựu đạn cuối cùng này tôi sẽ dành cho chính mình, vì tôi không thể chấp nhận số phận một tù binh, nhất là sau khi toán trinh sát 'Idaho' đã giết biết bao nhiêu là lính Bắc Việt. Nếu phải rút chốt để tự kết liễu đời mình, tôi sẽ cố gắng gây tổn thất tối đa cho kẻ địch.”
“Cuối cùng chúng tôi cũng đứng được ngay dưới bụng chiếc Kingbee. Wolken tiến lên, đứng đối mặt với tôi, lưng quay về đầu máy bay. Khi Davidson đến gần, Wolken và tôi nắm lấy anh rồi ném vào chiếc trực thăng vẫn đang bay là đà. Tiếp đó, chúng tôi đẩy Hiệp và Sáu vào. Vừa lọt vào bụng Kingbee, họ nhào ngay cạnh thủ xạ đang đứng cạnh cửa sổ máy bay, tiếp lấy vũ khí, nhắm vào đám lính Bắc Việt phía dưới mà xả đạn. Phước tiến đến, Wolken và tôi túm lấy rồi ném Phước vào trong.”
“Từ dưới đất ngước lên, tôi kinh ngạc khi thấy nét mặt người đại úy phi công Việt Nam tên Thịnh thật bình tĩnh, thản nhiên, như không hề thấy sự hỗn loạn phía dưới, và đám lính Bắc Việt đuổi sắp đến nơi. Chúng tôi đã chạm địch cả giờ đồng hồ, ai cũng nhếch nhác bẩn thỉu, mồ hôi vã như tắm, và gần như kiệt sức, thân máy bay mang đầy vết đạn, thế mà trông Thịnh vẫn bình chân như vại, như anh đang đón chúng tôi đi một cuộc du ngoạn. Hình ảnh này đã khắc ghi như in trong tâm trí tôi cho đến nhiều năm sau. Tôi nhớ đã thầm phục là không hiểu sao ngay trong khi lửa đạn đang trút xuống như mưa, cái chết gần trong gang tấc, mà Thịnh vẫn có thể vững vàng, thản nhiên, chăm chú điều khiển máy bay như thế.”
“Cuối cùng thì chỉ còn Wolken và tôi ở dưới đất. Vì là chỉ huy, Wolken là người cuối cùng được lên máy bay. Wolken vừa đẩy tôi vào, thì một lằn đạn nữa bắn gần đến rát cả màng tang. Tôi cúi rập người, nắm lấy chiếc áo khoác ngoài của Wolken và cố nhấc thân hình nặng hơn 100 kg của anh kéo vào khoang máy bay với mình. Bóng tối chợt ập xuống. Tôi nhả nguyên một băng đạn về hướng lính Bắc Việt đang bám theo sát nút.”
“Không để phí một giây, đại úy phi công, tên Thịnh, đưa chiếc Kingbee bay vụt lên, trong khi Hiệp và Sáu chăm chú bắn từ cửa sổ bên trái, Phước và Davidson bắn xuống từ bên phải, Wolken và tôi nhả những băng đạn cuối cùng vào bóng hàng chục, không, hàng trăm, bóng quân lính Bắc Việt nhấp nhô bên dưới.”
“Tôi ném lựu đạn khói vào kẻ thù. Khói trắng bay lên làm sáng một vùng rừng xanh thẳm phía sau và những lằn đạn lửa dọc ngang chi chít bầu trời trông như một cây Giáng Sinh thắp đèn rực rỡ. Wolken và Hiệp la lên mỗi khi nghe một tràng đạn bắn vào, rồi chỉ vào những lỗ thủng chi chít trên thân máy bay. Tôi như không nghe thấy gì nữa vì tai đã ù đi. Rồi máy bay vút đi, bỏ lại đám lính Bắc Việt lố nhố phía dưới.”
“Khi chiếc Kingbee chở chúng tôi biến vào đám mây, tôi cảm thấy lạnh. Hơi lạnh như lời chào mừng chiến thắng. Không có tiệc liên hoan, không có lời reo hò cổ vũ, cũng không có vòng tay thân nhân đón người sống sót trở về. Vẫn chỉ có Ðại Úy Thịnh vẫn chăm chú điều khiển chiếc Kingbee, nhưng hình như có một nụ cười mỉm rất mong manh trên môi anh. Không biết Thịnh mừng vì điệp vụ thành công, hay mừng là chúng tôi lại một lần nữa thoát chết.”
“Tôi nhìn trái lựu đạn cuối cùng trong tay mình, và rùng mình nghĩ nếu Thịnh không kịp đưa chúng tôi thoát hiểm, thì tôi đã ôm trái lựu đạn này và rút chốt. Thoát chết, có nghĩa là sáng mai lại nhìn thêm được một bình minh nữa, lại không biết có phải đó là bình minh cuối cùng trong đời mình không, và lại bắt đầu một điệp vụ mới.”
Ðó là vài đoạn trong cuốn “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG (Studies & Observation Group) Hoa Kỳ, kể lại thời gian cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong đội “Idaho,” một nhóm trinh sát sáu người (Mỹ và Việt Nam) cùng nhau vào sinh ra tử với nhiệm vụ len lỏi qua Cambodia, Lào và Bắc Việt, để theo dõi hành tung của lính Bắc Việt dọc đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách dài hơn 300 trang, tác giả John Stryker Meyer kể lại một cách rất sống động sự nguy hiểm, đau đớn, giận dữ, tình huynh đệ và hoạt động bí mật của những người lính biệt kích Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian từ năm 1968 đến 1970.
Với lối kể chuyện thật xuất sắc qua những chi tiết rõ ràng, và cách viết tỉ mỉ, tác giả đưa người đọc vào trận chiến, cùng ông sống những giây phút nghẹt thở, trái tim đập thình thình trong lồng ngực vì hồi hộp, lo sợ. Trong cuộc chiến bí mật này, John và những đồng đội biệt kích Lôi Hổ Việt Nam, là những anh hùng không tên tuổi, những chiến sĩ vô danh, không mặc quân phục, không đeo số quân, và nếu rủi ro phải hy sinh, xác họ trở thành những tử thi vô chủ. Họ sống sót vì tận tụy với nghĩa vụ, vì can đảm và hy sinh để bảo vệ nhau, và bằng những khả năng không học ở trường lớp.
Trong phần đề tặng (dedication) của cuốn sách, tác giả John Meyer cho biết ông viết cuốn sách này để riêng tặng cho thành viên các đội trinh sát thuộc lực lượng biệt kích Lôi Hổ SOG Hoa Kỳ và Việt Nam, những phi đoàn yểm trợ, đặc biệt là phi đoàn 219, đã ngày đêm sát cánh với ông và đồng đội, lăn lóc dưới đất, phía bên kia hàng rào, trong cuộc chiến bí mật của Mỹ.
Trong “Across the Fence - The Secret War in Vietnam,” tác giả John Meyer không chỉ tả lại một cách tỉ mỉ và sống động một cuộc chiến khốc liệt, mà còn bầy tỏ cảm tình và sự trân quý dành cho những đồng đội Việt Nam, mà ông cho là can đảm, kiêu hùng và gan dạ.
Ðọc “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” để hiểu, để thương, để không bao giờ lãng quên những người anh dũng bỏ mình trong cuộc chiến, và để hãnh diện về những người lính VNCH, đặc biệt là nhóm biệt kích Lôi Hổ và phi đoàn 219


( BLOG CHUYỆN BIỆT KÍCH  MINH THÍCH LẮM CHỨ, VÌ NÓ GỢI CHO MÌNH NHỮNG KỶ NIỆM NGÀY XƯA...MÀ KHÓ AI CÓ TÂM TƯ GIỐNG MÌNH...TRONG PD 219 CÓ RẤT NHIỀU ANH EM , CHƯA HIỂU VÀ KHÔNG BIẾT NHIỀU VỀ NKT...VÌ THỜI GIAN PHỤC VỤ TRONG PHI ĐOÀN QUÁ NGẮN , CÒN MINH TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP PHI ĐOÀN , CHO ĐẾN NGÀY ĐỨT FILM...VÀ CÓ RẤT NHIỀU TÂM HUYẾT VỚI TẤT CẢ ANH EM NKT & 219 NÊN KỶ NIỆM KHÓ PHAI...)

BẮN GIẾT TRÊN ĐẤT LÀO

John "Tilt" Stryker Meyer, One Zero of Spike Team Idaho

        Nhiệm vụ cho toán biệt kích Idaho rất rõ ràng, nhưng sự thật không đơn giản như thế. Đầu tháng Mưòi Một năm 1968, những toán biệt kích SOG trên căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1, Phú Bài) đều nếm mùi “bầm dập”. Những toán biệt kích SOG trong hành quân “Prairie Fire” (Cánh Đồng Lửa) trên đất Lào đều công nhận... rất khó xâm nhập.
        Quân đội Bắc Việt đã tổ chức, huấn luyện thêm các đơn vị “săn biệt kích”, và đưa thêm vào đất Lào nhiều đại bác phòng không 37 ly bắn trực thăng rất công hiệu. Ngoài ra địch quân cho người canh gác những chỗ trực thăng có thể đáp để thả biệt kích xâm nhập. Tuy nhiên, sĩ quan hành quân (S-3) trên những căn cứ hành quân tiền phương vẫn phải tìm cách đưa những toán biệt kích SOG xâm nhập khu vực hành quân Prairie Fire, để lấy tin tức.
        Tin tức tình báo cho biết, quân đội Bắc Việt có hơn 40000 quân bảo vệ hệ thống đường mòn HCM trên đất Lào. Địch quân xử dụng những con đường bí mật này, xuyên qua rừng núi, đưa quân cùng với đồ trang bị, tiếp vận vào miền nam Việt Nam.
         Quân đội Bắc Việt càng ngày càng gia tăng sự hiện diện của họ trên đất Lào, do đó giới chức trong Saigon cũng muốn lấy được những tin tức chính xác về các hoạt động của địch trên đất Lào. Trên căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài, vài ngày trước khi toán biệt kích Idaho bốc thăm trúng mục tiêu “Echo 8”, toán Idaho đã nổi tiếng về kỷ lục “bắn giết” trên nhiều bãi đáp để xâm nhập. Nhiều nhất trong các toán biệt kích.
        Phá kỷ lục, chưa ai để ý đến con số, đó là những kinh nghiệm rất nản chí và nguy hiểm. Là người trưởng toán biệt kích, buổi sáng tôi sẽ đi bay thám sát mục tiêu trên chiếc phi cơ thám thính O-1 “Covey”, nếu đủ thời gian, tôi sẽ chọn bãi đáp để xâm nhập, bãi chính, bãi phụ, bãi phụ 2, v.v... Sau đó toán biệt kích SOG sẽ lên trực thăng H-34 “Kingbees”, phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam biệt phái làm việc cho đơn vị SOG, bay đến bãi đáp chính, rồi bị địch bắn ngay tại bãi đáp, phải bay đến bãi đáp phụ... cũng bị địch bắn lên... Thêm một điều nữa, từ căn cứ hành quân tiền phương đến khu vực hành quân Prairie Fire xa, nên phải bay về Phú Bài (FOB-1) lấy thêm nhiên liệu, ăn trưa, rồi bay trở lại Prairie Fire... và cứ thế.
        Sau bốn ngày liên tục “bắn giết ngay trên bãi đáp”, toán biệt kích Idaho đã chán ngấy. Trong ngày thứ tư, toán biệt kích đã bị “xua đuổi” trên các bãi đáp cả buổi sáng, phải bay về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Trong khi chúng tôi đang ăn trưa, sĩ quan hành quân S-3 đến cho biết một mục tiêu khác “Echo-8”. Sau khi nhận lệnh hành quân mới, tôi đi tìm phi công “Covey” báo tin cho anh ta, trung sĩ nhất Robert J. “Spider” Parks.
        Lúc đó “Spider” đang đấu láo, đùa giỡn với các bạn trong câu lạc bộ. Khi tôi báo tin mục tiêu mới “Echo-8”, nụ cười biến mất trên khuôn mặt Parks, lên tiếng báo động “Nhớ chuyện gì đã xẩy ra cho Lane không! Cẩn thận, địch quân đang chờ đợi. Đến bây giờ vẫn chưa biết, chuyện gì đã xẩy ra cho anh ta”.
        Lane đây là trung sĩ nhất Glenn Lane, năm 1968 anh ta là trưởng toán biệt kích Idaho, xâm nhập vào mục tiêu Whisky-2 cách Echo-8 vài cây số. Sau khi vào mục tiêu, người hiệu thính viên báo cáo là mọi chuyện êm xuôi (OK!). Không ngờ đó cũng là những lời báo cáo cuối cùng của toán biệt kích SOG. Liên tiếp, hai, ba ngày sau, phi cơ thám thính “Covey” bay bao vùng đi tìm, cố gắng liên lạc với toán biệt kích, nhưng không ai lên máy truyền tin trả lời. Bỗng dưng toán biệt kích Idaho biến mất.
        Tiếp theo, Bộ Chỉ Huy Bắc (CCN) cho toán biệt kích Oregon nhẩy vào với nhiệm vụ “Bright Light” (tìm kiếm, giải cứu, thâu hồi tử thi). Các toán biệt kích SOG (Hoa Kỳ) trong Bộ Chỉ Huy Bắc thường có tên những tiểu bang ở Hoa Kỳ: Idaho, Oregeon... Các toán trên Bộ Chỉ Huy Trung (CCC) có tên là những dụng cụ như: Hammer, Sickle... Các biệt kích trong nhiệm vụ “Bright Light” trang bị hỏa lực mạnh mẽ, để đối đầu với địch quân. Họ không đem theo đồ ăn, vì không phải “nằm vùng” để dò thám. Nhiệm vụ “Bright Light” rất rõ ràng, đi tìm các quân nhân (xác) Hoa Kỳ và đem về. Toán biệt kích Oregon nhẩy vào bị quân đội Bắc Việt tấn công dữ dội. Khi trực thăng vào cứu được toán Oregon đem về, người nào cũng bị thương.
        Không một ai nghe nói đến toán biệt kích Idaho. Hai tuần lễ sau, “Spider” được trao cho nhiệm vụ 1-0 (One-Zero, trưởng toán), toán biệt kích Idaho mới xây dựng lại, còn tôi trở thành 1-2 (One-Two) nhân viên truyền tin. Trong năm 1968, đơn vị SOG bị tổn thất nhiều, đến tháng Mười Một, “Spider” được lái máy bay thám thính “Covey”, còn tôi lên làm trưởng toán (1-0) biệt kích Idaho.
        Nghe lời báo động của “Spider”, tôi nhắc lại cho toán viên trong toán biệt kích. Cặp mắt của biệt kích quân tên Sáu mở to ra khi tôi chỉ tay vào mục tiêu trên tấm bản đồ “Number Ten, hạng bét, nguy hiểm”. Sáu là biệt kích quân trong toán Idaho dưới thời Lane, nhưng may mắn không đi chuyến định mệnh đó. Ăn bữa trưa xong, chúng tôi lên chiếc trực thăng “Kingbees” bay về hướng tây. Sự mất tích của Lane cùng toán biệt kích Idaho vẫn còn ám ảnh trong đầu tôi.
        Trên đường đến mục tiêu, “Spider” báo cho tôi biết, tìm được một bãi đáp trên sườn núi. (phi cơ thám thính thường bay vào vùng trước để quan sát, “Spider” đã từng là cựu trưởng toán biệt kích Idaho). Mặc dầu đã lên làm trưởng toán biệt kích (1-0), nhưng tôi vẫn theo thói quen, mang máy truyền tin cho toán Idaho. Nhiều nhân viên truyền tin thiếu kinh nghiệm đã “điều không” lầm vào quân bạn.
        Tôi ngồi ngay cửa trực thăng để nhìn xuống quan sát, Shore ngồi bên cạnh. Khi viên phi công “Kingbees” trông thấy bãi đáp, anh ta “thả rơi” chiếc trực thăng già nua H-34 xuống từ trên cao, như đầu một con ngỗng gục chết.
        Khi còn cách mặt đất khoảng 100 thước, viên phi công mới điều khiển chiếc trực thăng ngừng lại rồi đáp xuống. Toán biệt kích Idaho nhanh chóng nhẩy ra, tôi quan sát xung quanh bãi đáp xem có mìn bẫy! trong khi Shore đảo mắt quan sát hàng cây cao xung quanh bãi đáp trực thăng. Lần đầu tiên trong bốn ngày qua, chúng tôi mới xuống đất mà không bị tiếng súng địch xua đuổi cũng như mìn bẫy.
        Trước mặt là khu rừng thưa, có vẻ trống trải, tôi ra lệnh cho toán biệt kích dàn hàng ngang, di chuyển lên núi. Sáu nhắc nhở mọi người phải xóa dấu chân của mình, vì không có ai đi sau lưng. Thay vì di chuyển chậm trong cánh rừng rậm rạp, tôi cho lệnh tiến nhanh lên đỉnh núi, rồi báo cho chiếc “Covey” biết toán biệt kích OK.
        Bình thường, khi nhận được tín hiệu “OK”, chiếc phi cơ quan sát “Covey” (FAC) lặng lẽ rời khu vực hành quân xâm nhập. Nhưng “Spider” đã từng là trưởng toán Idaho nên cho chúng tôi một “đặc ân”. Anh ta cho biết, bay đến khu vực xâm nhậm của một toán biệt kích khác, phát xuất từ Mai Lộc (Quảng Trị), khoảng một tiếng đồng hồ sẽ quay trở lại, nếu toán Idaho “OK” lần nữa mới thực sự bay về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Để bảo mật cho toán biệt kích, vấn đề liên lạc truyền tin phải được giữ tối thiểu, “OK” thường là bấm vào combinet máy PRC-25 hai cái thật nhanh.
        Tôi muốn tránh xa bãi đáp trực thăng thật nhanh. Cả toán biệt kích dàn hàng ngang, cứ thế leo núi khoảng một tiếng đồng hồ, rồi mới trở về đội hình bình thường, một hàng dọc. Cho đến lúc đó, chúng tôi vẫn chưa ngừng lại nghỉ mệt, và phải leo núi nên người nào cũng “thở dốc”. Đỉnh núi vẫn còn xa, tôi hy vọng lên đến nơi sẽ nghỉ ngơi và đóng quân đêm.
        Toán biệt kích di chuyển được khoảng 1:25 phút, Sơn là người dẫn đầu, Sáu kế tiếp, ngừng lại ra thủ hiệu, có con đường mòn trước mặt. Cả toán biệt kích dừng lại, cũng là dịp để lấy lại hơi thở, trong khi Sơn và Sáu bò lên phiá trên quan sát.
        Vài phút sau, Sáu quay trở lại báo cáo. Một tin vui, có lính Bắc Việt đi “tà tà” trên lộ trình hướng đông-tây ngang con đường, trang bị tiểu liên AK-47. Anh ta nói với người thông ngôn Hiệp là có lẽ địch quân chưa biết có toán biệt kích xâm nhập (thái độ tà tà). Tin xấu là “con đường mòn” rất rộng như xa lộ, hai xe Molotova có thể chạy ngược chiều cùng lúc.
        Phiá bên kia đường có nhiều trụ căng dây điện thoại. Tôi muốn cả toán biệt kích băng qua bên kia đường thật nhanh. Sáu di chuyển qua hướng đông, tôi qua hướng tây, giữ an ninh cho mọi người băng qua đường. Mọi chuyện diễn ra êm xuôi, tôi ra lệnh cho toán biệt kích tiếp tục di chuyển lên trên khoảng 100 thước. Sáu leo lên một trụ căng dây điện thoại đặt máy nghe lén,  Shore, Sơn và Tuấn đi xuống đặt mìn bẫy trên con đường. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ cho nổ ba qủa mìn Claymore trên con đường để giết nhiều địch quân, một miếng C4 plastic đặt trong hàng cây cách con đường khoảng 6 bộ, sức nổ đủ mạnh làm những những tên sống sót bất tỉnh (muốn bắt sống tù binh).
        Đơn vị MACV-SOG đã hứa, toán biệt kích nào bắt sống được tù binh đem về sẽ được thưởng tiền và năm ngày phép ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi và Shore ngồi mơ mộng đến những ngày nghỉ phép, trong khi Sáu và Hiệp lo nhiệm vụ để ý máy nghe lén điện thoại. Chúng tôi ngồi trên một độ cao lưng chừng núi, quan sát con đường ở dưới, chợt một toán quân Bắc Việt đang đi trên con đường, trong đó có sĩ quan. Họ bước đi rất thản nhiên, không biết đang bị một toán biệt kích theo dõi, với ý định bắt sống một người.
        Lúc đó trên bầu trời, phi cơ thám thính “Covey” đã quay trở lại, tôi vui mừng báo cho “Spider” biết, gọi “Kingbees” chuẩn bị và cho biết giờ giấc việc tác xạ tập trung trên bãi đáp chính, vì chúng tôi hy vọng sẽ đem về tù binh... Rồi chuyện kế tiếp diễn ra không như ý. Từ trên chiếc “Covey”, “Spide” trông thấy trên mặt đất có điều gì đang xẩy ra, báo động.
-          Không được di chuyển! Không cử động! Nín thở! Đánh rắm cũng không được. Đừng làm gì cả!
        Trước khi tôi tôi kịp hỏi, có chuyện gì! “Spider” nói tiếp.
-          Tôi đang bay cao 10000 bộ, không trông thấy bạn, không thấy cả ngọn núi. Giữ bình tĩnh và đừng làm gì cả. Tránh nổ súng, cho đến khi trời quang đãng.
        Lúc đó trời bỗng trở nên tối, nhiều đám mây từ đâu bay đến che phủ bầu trời. Mọi người trong toán biệt kích Idaho nghe tiếng xe tăng (tanks) của địch di chuyển nơi hướng bắc, và tiếng chó sủa nơi hướng bãi đáp trực thăng. Rồi dường như địch quân báo động, lính Bắc Việt đang đi tà tà trên đường, bắt đầu chạy.
        Thêm một tiểu đội lính Bắc Việt di chuyển ngang qua, rồi rẽ về hướng tây. Tôi nhớ lại toán biệt kích Idaho do Lane chỉ huy trước đây, những lời dặn dò của “Spider”. Không được di chuyển, đừng làm gì cả!
        Vài phút sau, tôi nghe một tiếng súng bắn báo hiệu về hướng toán biệt kích đang bố trí. Tiếng súng của người lính Bắc Việt nào đó đang đi lùng chúng tôi, và có lẽ con chó đã đánh hơi được toán biệt kích. Tôi bắt buộc phải cho toán biệt kích di chuyển, càng xa càng tốt.
        Tôi ra lệnh bỏ cuộc phục kích, cắt dây mìn Claymore. Tôi dặn Sáu tiếp tục để ý máy nghe lén, rồi kéo xuống, thâu hồi trước khi di chuyển. Tiếng xe tăng địch lúc nẫy nơi hướng bắc, bây giờ đổi qua hướng tây, tôi ra lệnh cho toán biệt kích đi theo hướng đông. Trước khi di chuyển, Cầu rắc thật nhiều hạt tiêu nơi toán biệt kích bố trí để “gây khó khăn” cho mũi con chó săn.
        Chúng tôi tiếp tục theo sườn núi đi về hướng đông, đi mãi vẫn chưa hết ngọn núi hùng vĩ. Đến khoảng 6:00 giờ chiều, chúng tôi băng qua một thác nước nhỏ trên núi đổ xuống. Đi được khoảng mười lăm phút nữa, toán biệt kích tạm dừng lại nghỉ lấy sức. Vì trời nhiều mây nên bắt đầu tối, nhưng Sáu với hơn 5 năm trong đơn vị SOG, nói vẫn phải tiếp tục di chuyển.
        Khi trời tối hẳn, toán biệt kích Idaho đã hết “xíu quách”, vừa ướt vừa đói. “Spider” cho biết, thời tiết trở nên xấu hơn. Tiếp tục đi, chúng tôi nghe tiếng động cơ xe vận tải Molotova của quân đội Bắc Việt nơi hướng nam, trên con đường chúng tôi định tổ chức phục kích, bắt sống tù binh. Sáu leo lên một cây cao quan sát, rồi trở xuống báo cáo. Xe Molotova chở lính Bắc Việt đến đúng chỗ toán biệt kích định phục kích, rồi dàn hàng ngang tiến lên với đèn đóm đi lùng toán biệt kích mà họ biết đang ở trong khu vực.
        Chúng tôi chia ca ăn cơm tối thật nhanh rồi tìm chỗ bố trí ngủ qua đêm. Đến khoảng 1:30 phút sáng, Sáu đánh thức cả toán biệt kích dậy, anh ta trông thấy lính Bắc Việt cầm đèn đang di chuyển vế hướng toán biệt kích. Nhưng sau đó, những ngọn đèn hết dầu và toán lính Bắc Việt phải quay trở về.
        Khi tia nắng đầu tiên của buổi bình minh nhô lên, toán biệt kích Idaho di chuyển theo hướng đông bắc lên đỉnh núi. Leo núi cả ngày, tôi có cảm tưởng ngọn núi này lớn nhất trên mặt đất. Khi lên đến đỉnh núi, lúc đó đã hết nắng, trời bắt đầu tối. Chân tay người nào cũng rã rời, tôi mở máy, liên lạc với “Bat Cat”, danh hiệu chiếc phi cơ chỉ huy, bay bao vùng hành quân Prairie Fire 24 tiếng đồng hồ trong ngày. Tôi báo cho “Bat Cat” biết, chúng tôi sẽ nằm trên đỉnh núi cả ngày nếu thời tiết không trở nên tốt hơn. Sau đó tôi gửi tín hiệu “OK” cho “Spider”.
        Đến 7:00 giờ sáng hôm sau, tôi ra lệnh cho Sáu và Sơn đi tìm dấu vết chiến xa của địch mà toán biệt kích nghe được hôm mới xâm nhập, Shore và Tuấn đi tìm suối để lấy nước uống cho cả toán.
        Sơn và Sáu đi mấy tiếng đồ hồ, quay trở lại báo cáo, trông thấy toán đi tìm dấu vết biệt kích và nghe tiếng chó sủa. Toán biệt kích phải di chuyển, trước sau gì, chó cũng đánh hơi được toán biệt kích xâm nhập. Muời phút sau, chúng tôi di chuyển xuống phiá nam của ngọn núi. Đi xuống được khoảng 1000 thước, toán biệt kích đổi hướng đi theo hướng tây. Chúng tôi đi băng qua nhiều con đường mòn mới xây không có trên bản đồ, nhưng đã được xử dụng qua lại rất thường, mặt đường đất bị nén xuống. Khi trời bắt đầu tối, toán biệt kích Idaho đến một triền núi, có nhiều tảng đá lớn, rất tốt cho vấn đề phòng thủ nên bố trí đóng quân đêm.
        Sáng hôm sau, “Covey” đã lên bao vùng sớm, tôi báo cáo và yêu cầu được triệt xuất càng sớm càng tốt. Sáu leo lên một cây cao, dùng gương (kính) soi để “Covey” xác định điểm đứng chính xác của toán biệt kích. Từ trên cao “Spider” chỉ điểm cho chúng tôi một bãi đất trống, có thể làm bãi đáp cho cuộc triệt xuất.
        Khoảng 30 phút sau, “Spider” báo tin cho chúng tôi biết, thời tiết đã quang đãng nên sĩ quan hành quân S-3 trên căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài ra lệnh, thả thêm một toán biệt kích khác vào vùng trước khi triệt xuất toán Idaho. Chúng tôi phải chờ...
        Toán biệt kích di chuyển, tìm ra bãi đáp khoảng 9:00 giờ sáng, và bố trí chờ được triệt xuất. Tôi được biết, lúc đó có một toán biệt kích hoạt động trong vùng Pairie Fire chạm địch, bị tổn thất và được ưu tiên triệt xuất khẩn cấp. Trong khi đó toán biệt kích SOG thứ hai đã xâm nhập vào mục tiêu “Echo-8” thay cho chúng tôi.
        Khoảng 11:00 giờ trưa, toán biệt kích kia đã được triệt xuất, “Spider” quay trở lại làm việc với toán biệt kích Idaho. Đó là lần đầu tiên, chúng tôi được trực thăng thuộc sư đoàn 101 Nhẩy Dù Hoa Kỳ vào “bốc” đưa về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài.
        Về đến Phú Bài, tôi được một vị thiếu tá trong ban hành quân S-3 “nhai” (chew, xài xể), cho là tôi chết nhát, chưa gì đã hoảng hốt. Tôi phân bua về toán biệt kích của Lane trước đây, về tiếng chó sủa... Ông ta không cần biết, ra lệnh cho toán biệt kích Idaho chuẩn bị cho chuyến xâm nhập ngày hôm sau tại một mục tiêu khác. Có lẽ ông thiếu tá S-3 này điên khùng, hay là ông ta thuộc về phe địch. Tôi tin rằng ông ta chưa từng trông thấy một người lính Bắc Việt. Ngày hôm sau, toán biệt kích Idaho tái diễn chuyện “bắn giết trên bãi đáp” năm lần.


Dallas, Texas 
vđh

SHOT OUT OF LAOS

SOG Runs Into Heavy Traffic on Uncle Ho’s Highway

By:  John "Tilt" Stryker Meyer, One Zero of Spike Team Idaho
 
Target: E-8 (See Target
Command and Control: MACV-SOG, 5th SFGA.
Area of Operation: Laos.
Mission: Primary--Capture NVA Soldier.
  Secondary--Wiretap NVA communications lines.
  Alternate--Look for American POW.
Target Team: Spike (ST) Idaho.
Date: 8 November 1968.
Launch Site: Phu Bai, FOB #1.
Insertion Aircraft: Kingbee, Vietnamese-piloted H-34 helicopters.
Lead Ship: 10-U.S. team leader: John “Tilt” S. Meyers.
      11-U.S. assistant leader, John E. Shore;             01-VN team leader, Sau; and 02-team                   interpreter, Hiep.
Second Ship: 12-third American, Henry H. King, III; 03-pointman, Son; 08-tailgunner, Cau; and     09--M79 man, Tuan.
Third Ship: Backup.
Assets on Site: 2 A1E Skyraiders, 1 0-2 Covey, 2 UH-1B Huey gunships, and F-4 Phantoms on     call.
Operation Command Center: MACVSOG, Phu Bai, FOB #1.
 
OUR patrol order was simple and straightforward, but it was a long way from the whole story.  By early November 1968, Spike teams in Forward Operating Base (FOB) #1 had taken a beating.  Teams from MACV-SOG running missions into Laos found it harder to penetrate the Prairie Fire area of operation (AO).
Enemy trackers were getting better and Charlie kept installing more 37mm antiaircraft guns, which were extremely effective against choppers.  In addition, the NVA began putting spotters on LZ.  Because the number of good LZ was limited, they’d booby-trap some of them.  Intelligence reports had warned all teams about the deadly helicopter booby traps regular Army troops had encountered on LZ in Vietnam.  These booby traps, initiated by thing trip wires, triggered firing devices that included every thing from hand grenades to 250-pound bombs hidden on the LZ.  Nonetheless, the brass in Saigon and the S-3 (operations) boys at FOB #1 never relented in trying to get a team on the ground in the Prairie Fire AO.  The reasons were simple: Intelligence reports said the NVA had more than 40,000 people maintaining the Ho Chi Minh Trail complex in Laos and Uncle Ho’s troops were sending an every increasing number of troops, along with supplies and weapons, down the network of hidden trails.
Because of the endless escalation of NVA activity in Laos, Saigon had an equally endless appetite to get as much intelligence from the AO as possible.  For several days before ST Idaho drew the Echo 8 target, our team had set a record of sorts by getting shot out of more LZ than any team in Phu Bai . 
Setting that record--no one actually counted the number--was a draining, often deadly exercise which would run like this: As the team leader, I’d get a target in the morning, the covey (0-1 observation aircraft pilot), if he had time, would pick primary, secondary and alternate LZ.  We’d load up on the Kingbees (H-34 helicopters), go into the primary LZ and get shot out, then get shot out of the secondary and alternate sites.  Because the flights to the Prairie Fire AO were so long, we’d have to fly back to Phu Bai, refuel, eat lunch, get another target and try it again-with identical results in the afternoon.
After four days of being run out of LZ, ST Idaho was beat.  The fatigue of being airborne for so long and then flying into an LZ and either getting shot out of it or spotting enemy personnel, which compromised the mission, was exhausting.
On the fourth day, we got blown out of the three LZ int he morning.  While the team ate lunch, the S-3 told me the afternoon target would be Echo 8.  Shortly after receiving the assignment, I found the man flying covey for us, SFC Robert J. “Spider” Parks, and told him the news. 
At the time, Spider was joking with a couple of guys in the club.  When I said Echo 8, the smile drained from his face and he warned: “Don’t forget what happened to Lane.  Be extra careful out there.  Charlie has his fucking act together there, and we still don’t know what happened to Lane.
Lane was Sergeant First Class Glenn Lane.  In May 68, Lane was the leader of ST Idaho when it was inserted into Whiskey 2, a target a few klicks away from Echo 8.  After Lane’s team was inserted, the radioman gave a team OK.  That was the last anyone ever heard from them.  For two or three days, numerous coveys tired to raise Lane or anyone from his team.  The way it looked, ST Idaho simply disappeared.
When ST Oregon ran a “Brightlight” mission (a heavily armed recon team that carried no food and little water as it searched for a missing team or team members), the team couldn’t get off the LZ.  They were hit hard by NVA troops firing American weapons and using American hand grenades instead of the less reliable Chicom grenades.  Every team member of ST Oregon was wounded[i].
No one ever heard from Lane or his ST Idaho again.  Two weeks after Lane disappeared, Spider was appointed 10 for Idaho and I became the 12--radio operator.  By November, Spider was flying covey and I was the 10, an E-3 filling an E-8/E-9 slot, which was not uncommon in 1968. 
With Spider’s warning ringing in my ears, I briefed the team.  Sau’s eyes lit up when I showed him the map and our latest target.  “Number fucking 10 target!” he exclaimed.  He had been present at Lane’s final briefing, but didn’t run that fatal mission.  After we ate lunch, we boarded the Kingbees and headed west again.  Lane and the other missing members of ST Idaho, who remain missing today, haunted us.
En route to the target, Sider radioed me that he had found a good LZ on the side of a mountain.  Even as the 10, I carried the radio on ST Idaho.  There were too many cases of young radioman accidentally misdirecting air strikes onto their teams.
I sat in the door when we neared the target area and Shore crouched behind me.  When the Kingbee pilot spotted the LZ, the old H-34 suddenly went into a dying, diving swan act as he spiraled downward several thousand feet toward the LZ.
About 100 feet from the ground, the pilot revved the engine, ending the dead swan spiral, and flared out for a landing.  As we descended, I searched the LZ for booby traps and shore scanned the woodline.  For the first time in four days, there was no greeting party or booby traps.
The insertion was slick.  From the LZ, we found a narrow pass into the jungle which led to an enormous wooded area that looked more like the White Mountains of New Hampshire than a Southeast Asia jungle.
Because the wooded area was so open, I put the team on line and Sau reminded everyone to cover their own tracks as we advanced north up the mountain.  Instead of moving cautiously as we normally did in dense jungle, I had the team march as quickly as possible.  As we moved up the mountain, I radioed Spider with a “team OK.”
Usually, after receiving a team OK, Spider would silently fly out of the target area.  On that day, he warned: “Be careful...I’m going to fly over another team [which had launched from Mai Loc] and I’ll be back in an hour.  I’ll stay over target until I hear a click team OK from you.”
A click team OK was merely breaking squelch twice quickly on the PRC-25 handset.  Without speaking, we minimized the NVA’s radio direction finding (RDF) capabilities.
I wanted to get as far away from the LZ as quickly as possible.  For more than an hour we pushed up the hill, moving on line for at least 30 minutes before returning to more traditional in-line march.  Because we moved without taking a break, climbing straight up, the team was sucking gas.  We were still a long way from the top of the mountain, which was where I hoped to establish our rest [remain] over night (RON) site. 
 
After about 75 minutes on the ground, Son, who was running point, and Sau, who was behind him, signaled “trail ahead.”  Son and Sau moved forward for point reconnaissance while the rest of us caught our breath.  
Sau returned in a few minutes.  He said there was good news and bad news.  The good news was there were NVA walking casually along the east-west trail.  Some of them had AK-47s on their shoulders without magazines in them.  Speaking through Hiep, our interpreter, Sau said, “I don’t think they know we’re here.”
The bad news was the trail was wide, as wide as two lanes on an interstate.
On the north side of the trail were telephone lines.  I told Sau I wanted to get across ASAP. Shore moved east and I moved west along the trail to provide security while the team crossed.
We crossed without incident and I moved the team about 100 yards north of the trail.  Sau climbed one of the telephone poles and started a wiretap on the phone lines.  Meanwhile, Shore, Son and Tuan moved down the mountain and put in our ambush explosives.
Again, the wooded area worked to our advantage; it wasn’t the thick sort of jungle where you couldn’t see 10 feet in front of you.  Team members could move quickly, yet had enough cover to avoid being seen from the road.
The ambush munitions consisted of two claymore mines facing the trail, with the inner killing arcs crossing in the center of the ambush.  Hours of practice installing and ambush paid off here.  They knew exactly how far apart the claymores had to be At the center of the claymores’ killing zone, between the arcs of pellets they’d throw out, there was a zone big enough for one person to survive.  And exactly six feet from the trail, at that precise location, was a piece of C-4 plastic explosive which was powerful enough to knock unconscious the one person who survived the deadly claymore killing zone.
We knew the C-4 was the right amount because one of our fellow Green Berets practiced igniting different quantities of C-4 until he knocked himself out on our firing range at Phu Bai.
Then Son and Tuan placed flank security claymores at the eastern and western ends of the ambush zones for team security, and Cau put a claymore north of our team for rear security.
Textbook perfect.  With the ambush set up, Shore and I started joking about where we’d spend our bonus and extra R&R.  MACV-SOG had promised that all team members who captured a live NVA soldier would get a cash bonus and a five-day R&R anywhere in the world.
We had good reason to dream.  Sau and Hiep, who spoke French, English, Vietnamese and understood some Laotian, were monitoring the wiretap.  As we sat on the north side of the trail, we observed several more NVA soldiers, including an officer, walking casually without realizing we were contemplating snatching their bodies for a quick trip to Saigon.
When Spider returned, I could barely control my enthusiasm.  I told him to scramble the Kingbees and give me a precise time on target (TOT) at our primary LZ because we’d have one live NVA package.  Because it was an open air transmission, the NVA POW portion of the message was in code, just in case Charlie was monitoring our frequencies.
Then things turned to shit.
“Don’t move!” Spider cautioned. “Don’t move! Don’t breath! Don’t fart! Don’t do nothing,” he said in an unusually nervous voice.
Before I could ask why, he continued, “I’m at 10,000 feet and I can’t see you.  You’re simply socked in.  Right now we couldn’t find a mountain down there, let alone a spike team.  Cool it.  Don’t do anything.  And above all, don’t make contact until this weather breaks.”
Then I remembered seeing a bank of clouds to the west as we inserted.  As I looked up, the jungle/forest we were in was over 200 feet tall and blocked our direct sunlight so we couldn’t tell what the sky looked like.
We hard tanks moving north of our position and dogs from the direction of our LZ.  All of a sudden, people on the trail started running.  No more casual Sunday walks without weapons.  A squad of NVA walked past, moving west.  Ten I though about Lane.  Spider’s last warning.  “Don’t move.  Don’t do anything,” was ringing in my ears.
Within minutes, we heard the first shots fired by scouts who were working with the dogs.  It was obvious the damn dogs were heading north and had found our scent.
I ordered the ambush disarmed and repacked.  I told Sau to run the wiretap as long as possible.  He had it rigged so he could pull it down with a quick jerk on the wire.
The tanks that were north of us sounded like they were heading west, so we moved east.   Before we left, Cau placed large quantities of ground black pepper in the area where we had set up our ambush, to foul the noses of the dogs.
We continued to move east around an enormous mountain as the activity continued to escalate behind us.  At approximately 1800 hours we encountered a mountain creek that ran south down the hill, that had lots of water in it and steep embankments on each side.
We jumped in the creek and moved north, upstream, for 15 minutes without pause.  Because of the heavy cloud cover, darkness was beginning to set in.  Sau, who had been running missions for five years, agreed that it was best to move as long as we could.
Occasionally the team would stop and all eight members walked up the embankments and into the jungle, setting false trails for the dogs to follow.
By last light the team was exhausted, hungry and wet.  Spider said the weather had worsened.
As we moved up the east embankment, we could hear dozens of truck south of us, apparently moving along the trail where we had set up our ambush hours earlier.
Sau climbed the biggest tree around to see what was going on.  He said the trucks were bringing hundreds of NVA troops along the road where we had set up our ambush.  And they were heading north up the mountain with lanterns, looking for us.
We ate our dehydrated rations in shifts.  At midnight, the NVA and their dogs were still coming up the mountain.  At 0130 hours, Sau said he could see the lanterns approaching our team.
Around 0300 hours, the lanterns got low on fuel and most of the NVA finally turned around and went back down the mountain, except for two soldiers who had walked up the creek and past us.  After they walked past us I GAVE Hiep, who had a bad cigarette cough, a bottle of cough syrup to suppress any coughs because the damp weather, wet ground and walking in the creek had irritated his throat.
As the two NVA were returning down the mountain past us, walking in complete darkness, HIEP coughed.  Then one of the NVA started crawling up the embankment toward me.  I was facing the creek, sitting up.
The NVA soldier was good.  He only moved when the wind stirred the trees.  During one windy movement, the NVA soldier touched the sole of my jungle boot.  I heard him gasp.
It was pitch black.  I couldn’t see him.  I wondered if he could see my CAR-15 pointing at him.
I didn’t dare shoot.  I was playing the biggest game of hide-and-seek in my life and I didn’t want to alert this Charlie’s buddies, most of whom were walking down the mountain, as to where we were.
When the wind next blew, he crawled back down the embankment.  By 0400 hours, he and his buddy were heading down the stream. At first light, we moved northeast up the mountain, which seemed like the largest mountain on earth.  We moved all day, reaching the top near last light.  ST Idaho was beat.  The jungle we moved through was thick but not dense.  Climbing all day had been tough on all of us.  The only contact we had was when Son and Sau did a brief area recon and ran into some woodcutters-who quickly ran away.
About midnight, the sky cleared.  There wasn’t a cloud anywhere.  We made radio contact with Batcat, codename for the airborne command ship that flew over the Prairie Fire AO 24 hours a day.  I told him we were going to say on the mountaintop all day, especially if the weather got bad.  We gave Spider a team OK and healed our hiking wounds.
That night, while monitoring different FM frequencies, we picked up a Russian transmission. 
A few months before this mission, we had heard about the Russians and Chinese working in “neutral” Laos, but this was the first time we had audio proof.  Ivan was on the air, live at midnight.  I tried to raise Batcat but couldn’t.
With the long antenna on the PRC-25, I moved to the east side of the mountain and tried to contact Lemon Tree, a radio site manned by MACV-SOG personnel.  Again, no luck.
While I was on the radio, Shore came around to my side of the mountain, his eyes wide open.  “You’ve got to see this to believe it.  I think we’re in the TwilightZone,” he said.
As I monitored the Russian conversation, I walked around to the west side of the mountain.  Shore just pointed west toward another one of the huge Laotian mountains, which was lighting up like a massive Christmas tree.
It was after midnight.  The Russians were on our radio.  Soon we could hear Ivan’s plane.  Off to the west, the side of that mountain was lighting up brighter than Broadway in the Big Apple.  Weird!
The Russians were flying in a resupply to the lighted side of the mountain.  From our distance, the area appeared to be bigger than several football fields tacked together.
For several minutes ST Idaho simply stood there in amazement, gazing at the incredibly brilliant lights made all the brighter by the stark darkness of the cloudless jungle night.
By the time I raised someone on the radio, Ivan’s plane had turned around and headed north.
When I issued our first verbal report, the radio operator was incredulous: “You saw what?  Where? The pilot was speaking what language?”
To complicate matters, in the morning when Spider flew over asking for further details on our sighting, we learned that our map was missing a couple of mountains in this particular range, which made it more difficult to report where we were and where Ivan’s DZ was.
By 0700 we were socked in again.  We hadn’t heard the dogs in over 24 hours, so I sent Sau and Son out to find the tank trail while Shore and Tuan went out to find some water.  During the night, my tooth had fallen apart, and I was in much pain.  Because King was carrying a slide-action 40mm grenade launcher, I kept him on the hill with me.
Shore and Tuan observed some woodcutters hacking away on the large trees, cutting out one of their slash-and-burn fields that were so plentiful in the mountainous areas of Laos.  They returned to the hill by noon.
Son and Sau searched for several hours before spotting some trackers.  Shortly after seeing them, Sau and Son heard the dogs and returned to the hilltop.
Sau felt it was only a matter of time before the trackers pinpointed us and so he urged moving.  Ten minutes later we were heading down the backside of the mountain.  After descending about 1,000 feet, we moved west, back toward the direction we had come from.  During our travels we crossed several trails that weren’t on the map but were heavily used.
At last light, we found a series of huge boulders that were reminiscent of Stonehenge in Britain.  There were limited entrances into this rocky area and no one could launch a mass assault against us if they pinpointed us.
About midnight, ST Idaho was collectively shocked out of its sleep when we heard barks from what sounded like the largest dogs in the world.
Before moving out of the RON at first light, Sau reinforced the eastern entrance to the stone area with mines and pepper.
Spider was overhead early and I told him we wanted to be extracted ASAP.  After getting a fix on our location-Sau climbed a tree and flashed a mirror at him--Spider pointed us toward an open area big enough for an extraction.


He returned in 30 minutes with bad news: Because the weather had finally broken, S-3 at Phu Bai ordered him to insert another spike team before they extracted us.
A few minutes later, we heard two mines explode at our RON site.  It felt good to hurt Charlie with his own tactics.
By 0900 we had located the LZ and secured it.  As we heard the dogs again, I learned that another spike team had declared a Prairie Fire emergency after making contact with the NVA.  They had casualties and needed an immediate extraction.  Meanwhile, the other ST was inserted.
I sent Sau and Son back down our line of march to the LZ and had them set up some more mines. 
By 1100 hours the other team had been extracted and Spider was overhead, taking ground fire from north of the LZ.  When the first Marine Corps’ UH-1B gunships arrived, I worked them north of our LZ.  They each took several hits.  When the A1E Skyraiders made passes, they also took hits from small arms fire that sounded like AK-47 rounds.  During the second A1E gun-run, Sau ignited the first claymore in the face of an NVA scout.  Sau blew the second claymore and returned to the LZ, reporting more NVA troops right behind him.
King climbed a rock and pumped out six quick rounds of HE toward the area the NVA were in.  Shore and I fired HE rounds from our sawed-off M-79s.  The 40mm barrage slowed the NVA troops long enough for the extraction ships to come into the LZ. 
And for our first time, slicks from the 101st Airborne Division extracted us from our target.  We were used to Kingbees and knew most of the pilots on a first-name basis.
The 101st pilots were good, too.  They came right in.  Fortunately, Spider had alerted us about the slicks and I told Shore and King that they had to be the first people to approach the ship until they had alerted the doorgunners to the fact that five of our men were Vietnamese.
The extraction was quick. We took several hits on the way out.  As we pulled off the ground, the area north of the LZ lit up with dozens of flashes from AK-47s and SKSs.  As the gunships laid down final suppression fire during our extraction, the windshield was blown out of one aircraft and the second chopper took more than a dozen hits.
When we got back to FOB #1, a major from S-3 chewed me out for panicking and asking for an extraction.  I explained about Lane; I told him about the NVA that were closing in on us; the number of hits the gunships took on the extraction; my broken, painful tooth; the fatigue of our team; the joy of being socked in for five days; and that we could have at least one NVA POW had Mother Nature cooperated.
He didn’t care.  He gave me a new target for the next day.
I went back to my room and picked up a news magazine with a picture on the front page about the latest anti-war protester stateside.
Insane.
Whose side were they on?  They didn’t get to see Charlie like ST Idaho had.
I went to the dentist, got my tooth pulled, drew new rations and PRC-25 batteries.
The next day, ST Idaho got shot out of five LZ.
 


[i].(Note: the following narrative is provided by RL Noe regarding the lost team:  23 May 68‑ Glenn Oliver Lane, SFC E‑7 Tm Ldr, of Odessa, TX; Robert Duval Owen, SSG E‑6 Radio Operator of Chatham, Mass; Nine Chinese Nung members names and ranks unknown of RT Idaho operating in Laos west of A Loui.. USASF, FOB‑I, Phu Bai, Ops 35 are listed as KIA or captured, MIA Presumptive finding of death and one indigenous Recovery/Search team member of RT Oregon KIA. On May 20th, a 12 man recon team was inserted during the morning hours and at 1024 hours made their last radio contact reporting they could not talk because they had NVA all around them. On May 22nd, another 12 man recon team was inserted [RT Oregon] and detected an area about 50 meters away which showed signs of a fire fight with concussion grenades had exploded. This second team was attacked by a Company size element and was extracted with one indig killed and 7 members wounded.)
 
   LANTERNS IN LAOS
 
The crachin--a cold, damp fog that covered the Annamite Mountain along the Laos-Vietnaman border--turned our three-day patrol in the hills northwest of Khe Sanh more miserable than usual in March 1967.
It had been a fairly typical patrol.  There was little sign of the NVA and there had been no contact.  We’d humped all day through rugged terrain and thick brush with packs so heavy our shoulders were rubbed raw.
Normally one didn’t look forward to the sun going down in Vietnam, but under the circumstances we did.  Rest at last.
That lasted until somewhere around midnight, when I looked out to the west through a hole in the fog and saw an entire damn mountain light up.  The whole platoon was up real quick and staring out incredulously at the sight of what appeared to be hundreds of NVA moving around with lanterns on a slope way off to the west toward Laos.  Our platoon commander and platoon sergeant got busy under a blanket with a map and flashlight trying to figure out just which one of the sores of ridge lines out to the west to try to get some arty called in on, while the rest of us just watched in utter amazement.
We couldn’t come up with any reasonable explanation for why the NVA would light up what had to be a major concentration of their forces.  The arty never arrived--I don’t think I ever learned why— and after an hour of so the lanterns were extinguished.
We wrote it off to the “dinks” just trying to mess with our minds and forgot about it.  Over the years I’ve told the story numerous times when the talk drifted around to the weird things one saw at night in Vietnam.
Then reading Issac Staats (John S. Meyers)’ “Shot Out of Laos” some 20 years later I came across the section describing the NVA lighting up lanterns to search the mountain for the SOG patrol, and I realized what I had seen that night.
Back then I knew there were some Army guys doing weird things but never had any idea there were running around over in Laos.
Now I now that it was not a little NVA psy-war but a desperate game of hide and seek in the hills.  I hope those SOG guys made it.
--Jim Graves

No comments:

Post a Comment