Lời cuối sách ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HÔM NAY
Ghi chép của Hồng Quang
Khởi
phát ý tưởng xây dựng một ấn phẩm về đường Trường Sơn mang tên "Trường
Sơn - Đường khát vọng” nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh
được bắt đầu từ tháng 3/2009 và phải in xong trước ngày 10/05/2009.
Làm
cuốn sách này có nhiều cái khó, thứ nhất là thời hạn gấp rút mà nội
dung lại đề cập đến nhiều vấn đề chuyện xưa và nay trải dài gần nửa thế
kỷ xoay quanh tuyến đường lịch sử từ khi nó chỉ là những lối mòn đến nay
đã thành quốc lộ thênh thang. Thứ nữa là kinh phí để làm sách rất eo
hẹp, hầu như từ số không.
Tuy nhiên, làm ấn phẩm này, ban biên
soạn coi là một việc nghĩa, một sự tri ân với những người đã mất và cả
những người còn sống đã một thời không tiếc xương máu, không tiếc tuổi
xanh cùng với cả nước làm nên những chiến công lẫy lừng. Cuốn sách này
còn có tác dụng cung cấp tư liệu cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm một
chặng đường lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước đồng thời nó cũng phản ánh được những nét
đổi thay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phỏng.
Đất nước sang
một trang sử mới, tuyến đường Trường Sơn xưa đã được xây dựng lại thành
đường Hồ Chí Minh và kéo theo đó cũng là một sự thay đổi lớn lao về bộ
mặt kinh tế của những vùng, địa phương có tuyến đường đi qua. Tất nhiên,
tuyến đường không chỉ có ý nghiã phát triển kinh tế ở miền tây của đất
nước dọc theo dải Trường Sơn mà còn mang nhiều ý nghĩa về mặt chính trị,
quốc phòng và đặc biệt là ý nghiã xã hội, dân tộc.
Với tất cả
những ý nghĩa này mà đoàn "khảo sát" đường Trường Sơn mới chúng tôi lên
đường vào giữa tháng 3/2009. Đoàn gồm có anh Nguyễn Sĩ Cứ, Tổng Biên tập
Tạp chí Vietnam Business Forum, nhà thơ Châu Nho, nhà báo trẻ Hương Ly;
anh Thắng lái xe và tôi. Thành phần như vậy là tương đối đầy đủ và gọn
nhẹ; có già có trẻ, có nam và nữ.
Anh Sỹ Cứ và anh Châu Nho đều
là những cựu binh tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, hơn nữa lại hoạt
động ở chính những khu vực mà tuyến đường lịch sử đi qua. Vì thế trên
chặng đường dài dằng dặc các anh luôn kể những câu chuyện ngày xưa khi
đến những miền đất cũ, đi qua những kỷ niệm chiến trường, hồi tưởng lại
những bạn bè, đồng đội...
Những câu chuyện mà chắc chẳng có sách
báo nào có thể viết ra được hết. Đối với chúng tôi, thế hệ sau không
được trực tiếp cầm súng ra chiến trường thì đó là lịch sử sống động, là
chuyện người thật việc thật một trăm phần trăm. Được đi thế này mới biết
rằng đã có rất, rất nhiều sách báo, phim ảnh, nhạc phẩm, thơ văn về
đường Trường Sơn nhưng sự thật lịch sử hào hùng ấy còn lâu mới viết hết
được. Trường Sơn, quả thật nó còn là nguồn cảm hứng vô tận cho tất cả
các ngành nghệ thuật.
* * *
Điểm
đến đầu tiên của Đoàn là cột mốc số 0 tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Khu
vực "km số 0" này đã được xây dựng khá khang trang và thoáng đãng trở
thành một công viên nhỏ có nhiều cây xanh của các vị lãnh đạo trồng lưu
niệm. Trên bệ đặt cột mốc còn được xây dựng thành sân khấu có thể tổ
chức mít tinh hoặc biểu diễn nghệ thuật. Trong khuôn viên còn có trụ sở
của Ban quản lý di tích trưng bày các tư liệu lịch sử, tranh ảnh hiện
vật suốt quá trình xây dựng đường Hồ Chí Minh từ trong chiến tranh và
sau giải phóng đến nay.
Điểm di tích lịch sử này còn có một ý
nghĩa rất đặc biệt trong suốt chiều dài tuyến đường. Hiện nay vẫn còn có
nhiều ý kiến tranh luận: Tại sao lại có km số 0 ở đây? ở Đức Lạc, Đức
Thọ (Hà Tĩnh) cũng có km số 0; trên tuyến đường 20 của Quảng Bình cũng
có km số 0; ở Hoà Lạc nơi bắt đầu tuyến đường Hồ Chí Minh cũng có km số 0
Vậy "km số 0" ở Tân Kỳ (Nghệ An) được hình thành ra sao và nó có vị trí
như thế nào đối với cả tuyến đường?
Đem những câu hỏi này đến
lãnh đạo Huyện uỷ, ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ chúng tôi được giới
thiệu với một cán bộ được coi là am hiểu vấn đề này và đã từng sưu tập
tài liệu xoay quanh km số 0 tại Tân Kỳ. Ông là Vũ Văn Kiều, đại tá,
chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Tân Kỳ đã nghỉ hưu, ông nhập
ngũ từ năm 1967 từng vào Nam ra Bắc, từ năm 1983 đến năm 1998 làm chỉnh
trị viên huyện đội và làm các phần tư liệu chuẩn bị cho kỷ niệm 30 năm
Bộ đội Trường Sơn.
Ông Kiều cho biết: "Con đường Hồ Chí Minh nếu
tính từ phía nam ra bắc có 5 trục đường chính, điểm vươn ra bắc xa
nhất, giao điểm của đường 15A và đường 15B là ở Tân Kỳ. Chính cột mốc cũ
cắt đường 15A được mở từ năm 1971".
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá
Bài viết: 8205
|
|
« Trả lời #292 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:39:53 PM »
|
|
Tại sao lại có nhiều ý kiến khác nhau về đường
mòn Hồ Chí Minh bởi vì có những con đường mòn, đi mãi thành đường rồi
sau có khi lại mất, lấp lại ngay. Vả lại, đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm
rất nhiều con đường hình thành nên. Có đường mòn sau này lại trở thành
đường cơ giới chiến lược.
Cái mốc đầu tiên phải nhớ đó là ngày
19/5/1959 Bác Hồ ký quyết định thành lập Đoàn 559, sau này gọi là Bộ đội
Trường Sơn. Đoàn lúc đó gần 500 người, chủ yếu là cán bộ miền Nam tập
kết ra Bắc. Lúc đó ông Nguyễn Văn Vịnh, là Trưởng ban Thống nhất Trung
ương trực tiếp giao cho ông Võ Bẩm thành lập đơn vị đầu tiên đi bộ, gùi
hàng trên vai, mang một số vật dụng, quân dụng vào Nam. Hiện nay các
tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh cũng đặt cột mốc số 0, nhưng vấn đề là địa điểm
Khe Hò là đơn vị bộ đội đầu tiên vận chuyển vào Nam bằng con đường cơ
giới chiến lược.
Trong cuốn “Ba mươi năm bộ đội đường Hồ Chí
Minh" do Binh đoàn Trường Sơn xuất bản cũng đã ghi rõ: "Đường Hồ Chí
Minh khởi nguồn từ Tân Kỳ (Nghệ An - quê Bác) vắt qua dãy Trường Sơn
trùng điệp chạy suốt tận Chơn Thành -gần thành phố mang tên Người". Cuốn
sách này do ông Lê Si, đại tá làm chủ biên, xuất bản tháng 5/1989. Đây
có thể coi như một tài liệu chính thức của Bộ đội Trường Sơn công nhận
“km số 0" tại Tân Kỳ (Nghệ An). Và cũng chính vì vậy mà Nhà nước mới cho
xây cột mốc số 0 hoành tráng như hiện nay.
Anh Nguyễn Duy Thuỷ,
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Tân Kỳ còn bổ sung thêm: “ngược lại lịch
sử vài trăm năm con đường mà những nhà nghiên cứu lịch sử đặt tên là
“đường Thượng đạo" của Quang Trung khi tiến quân ra Bắc cũng rất trùng
hợp với đường Hồ Chí Minh này".
Vị trí "km số 0" ở Tân Kỳ là một
điểm đặc biệt, phải đi gấp khúc tay áo, vào Nam hay ra Bắc theo tuyến
đường thượng đạo đều phải qua đây. Hơn nữa Tân Kỳ còn có nhiều lợi thế
để đóng quân, làm hậu cứ, làm điểm xuất phát. Nó có hệ thống hang động,
rừng núi nếu nâng cấp có thể đóng quân hàng sư đoàn, thậm chí có cả sân
bay cho máy bay lên thẳng.
Trong cuộc kháng chiến chống giặc
Minh, Lê Lợi đã chọn địa bàn Tân Kỳ làm nơi tập kết mộ binh, luyện quân,
cất giữ lương thảo và đã ra quân với trận đầu Trà Lân oanh liệt được
Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngô đại cáo: “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay".
Trà Lân là một địa danh thuộc huyện Con Cuông, giáp với Tân Kỳ.
Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tân Kỳ thực sự là hậu phương chiến
lược của Quân khu 4 và cả nước; là nơi có các kho tàng quân sự, nơi trú
quân huấn luyện của các sư đoàn 318, 324, 316A, 316B và là nơi dừng
chân làm công tác tổ chức bổ sung lực lượng, vũ khí, phương tiện của các
binh đoàn chủ lực khi vào các chiến trường miền Nam chiến đấu.
Đất
và dân Tân Kỳ cũng là nơi, chở che đùm bọc Trường Quân chính liên khu
4; Trại điều dưỡng tâm thần; Trường Trung học sư phạm miền núi; Trường
sư phạm mẫu giáo Nghệ An và trên 3 vạn người dân Vĩnh Linh ra sơ tán
trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Nếu nhìn một cách xuyên
suốt, có thể nói Tân Kỳ là nơi ghi nhiều dấu ấn của nhiều cuộc kháng
chiến.
Địa bàn Tân Kỳ không chỉ là hậu phương của cả nước mà còn
là điểm tập kết của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi đang xây
dựng đề án để lập một tượng đài, có phù điêu để ghi lại những chiến công
của quân và dân Tân Kỳ. Phù điêu này có thể sẽ được ghi là "Hậu phương
hướng về tiền phương".
Tân Kỳ hiện còn nghèo, nhưng là một trong
bảy trung tâm văn hoá của tỉnh. Nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế -
xã hội của huyện chưa được khai thác hết, đặc biệt là từ khi con đường
Hồ Chí Minh xây dựng xong, Tân Kỳ càng có những điều kiện thuận lợi hơn.
Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện Tân Kỳ từ đông bắc tới
tây nam dài 38 km, cách Hà Nội gần 300 km đã trở thành tuyến đường giao
thông rất quan trọng để phát triển kinh tế. Toàn huyện có 7.000 ha đất
canh tác trên tổng diện tích 72.000 ha, trong đó một phần tư đất rừng.
Để khai thác quỹ đất này, huyện đã đầu tư trồng cây công nghiệp dài
ngày. Hiện có trên 1.000 ha cao su, trong đó 800 ha đã được thu hoạch.
Trong quy hoạch, diện tích trồng cao su sẽ tăng từ 4.000 - 5.000 ha.
Cây
mía còn được gọi là "cây xoá đói giảm nghèo" của Tân Kỳ, có thể lợi
nhuận không được nhiều nhưng đây là loài cây dễ trồng có thể tận dụng
được rất nhiều loại đất để trồng. Nhưng năm trước huyện mới có 2.000 ha
mía, phục vụ cho nhà máy đường 1.200 tấn/ngày. Hai năm qua đã nâng diện
tích mía lên 3.500 ha, phục vụ cho nhà máy đường 1.600 tấn/ngày và kế
hoạch tới đây sẽ nâng công suất lên 2.500 tấn/ngày.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá
Bài viết: 8205
|
|
« Trả lời #293 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:40:36 PM »
|
|
Từ sau khi có tuyến đường Hồ Chí Minh mới Tân
Kỳ đã có sự thay đổi rất lớn. Nhìn chung, nhân dân trong huyện đã biết
chuyển sang sản xuất hàng hoá, đi sâu vào thâm canh. Tuy nhiên vẫn phải
đảm bảo cung cấp lương thực đủ ăn trong toàn huyện ở mức 4,6
tạ/người/năm. Quỹ đất chủ yếu vẫn là trồng rừng để bán nguyên liệu cho
ngành công nghiệp sản xuất giấy. Đi theo hướng này người dân Tân Kỳ có
thể sống được bằng kinh tế rừng với mức thu nhập ròng 7 triệu
đồng/ha/năm.
Hướng về công nghiệp, huyện sẽ tận dụng những ưu
thế sẵn có là cát, sỏi, đá, đất sét là nguồn nguyên liệu phục vụ cho
ngành xây dựng. Đá ở đây có nhiều loại: granite, đá trắng xay thành bột
đá siêu mịn, đá vôi để sản xuất xi măng...Theo khảo sát huyện có trữ
lượng 2,8 tỷ tấn nguyên liệu để sản xuất xi măng chất lượng cao.
Ngày
04/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 535/TTG-KTN đồng ý bổ
sung dự án xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ vào quy hoạch phát triển công nghiệp
xì măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Dự án này do
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn làm Chủ đầu tư, giai đoạn I có công suất 2.500
tấn clinke/ngày tương đương khoảng hơn 1 triệu tấn ximăng/năm với 100%
vốn đầu tư của Nhà đầu tư dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2009.
Ngoài
ra, huyện Tân Kỳ còn có vùng nguyên liệu đất sét nổi tiếng làm gốm hoặc
làm ngói chất lượng cao tại thị trấn Cừa. Vấn đề là phải đầu tư vào
công nghệ cao để làm tăng giá trị của đất. Đường Hồ Chí Minh chạy qua
Tân Kỳ là một lợi thế lớn. Nhưng khai thác, sử dụng nó như thế nào vẫn
là những câu hỏi bức xúc của lãnh đạo huyện. Các dự án phát triển kinh
tế của huyện đều phải tính đến việc sử dụng phát huy con đường này.
Tuy
nhiên, các đồng chí lãnh đạo huyện cũng muốn đề xuất với tỉnh và Nhà
nước cần quan tâm nhiều hơn nữa mới có thể khai thác hết năng lực của
con đường chiến lược này, phát triển kinh tế xã hội phía tây của Nghệ
An. Sự quan tâm, theo lãnh đạo huyện không phải việc cho tiền mà là đầu
tư để khai thác, phải xác định đâu là lợi thế của huyện để đầu tư đúng
hướng, có trọng tâm trọng điểm chứ không dàn trải.
Đầu tư cơ sở
hạ tầng ngoài con đường Hồ Chí Minh là trục chính còn cần đầu tư một hệ
thống “đường xương cá" đến những cụm điểm công nghiệp của huyện hoặc
vùng. Chính sách để phát triển miền tây, ngoài việc đầu tư vào hạ tầng
còn cần đầu tư nâng cao chất lượng lao động, đào tạo nghề cho người lao
động gắn với đặc điểm kinh tế miền núi. Cần phải có một sự đầu tư đồng
bộ như vậy mới có thể khai thác đầy đủ những lợi thế của khu vực miền
núi phía tây này.
Rời Tân Kỳ, đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình
vào sâu dãy Trường Sơn. Đường Hồ Chí Minh ngày nay làm đẹp, đường
phẳng, vắng người, ô tô có thể chạy trên 100km/h dù đường có quanh co
qua đèo, qua núi. Với tốc độ này mà so sánh với tốc độ bộ đội ta hành
quân ngày xưa thì "chẳng biết nói thế nào". Mọi sự so sánh đều khó khăn
quá mà. Chỉ thấy các anh Bộ đội Trường Sơn trong đoàn xuýt xoa: "ấy cái
đoạn mình vừa đi qua, bọn tớ ngày xưa đi mất nửa tháng đấy”.
Dọc
tuyến đường quốc lộ mới, thi thoảng lại qua một vài điểm có dân, lác
đác đã có những người dân ra đường bán khoai, ngô luộc hoặc vài thứ lâm
thổ sản của địa phương. Đường xe chạy rất vắng người và xe cộ qua lại.
Quả thật, Nhà nước đã bỏ ra khá nhiều tiền để xây dựng nên tuyến đường
này cũng mong để cho dân cư hai bên đường đông đúc lên, tiến bộ hơn,
kinh tế sẽ khá lên và theo đó là sự phát triển cả văn hoá, xã hội để
miền núi tiến kịp miền xuôi
Tuy nhiên, để có thể trở thành một
tuyến đường tấp nập xe cộ có lẽ còn lâu lắm vì còn cần nhiều yếu tố khác
nữa. Không phải cứ có đường là kinh tế phát triển, cuộc sống đổi thay.
Mong muốn là một chuyện, thực tế là một chuyện. Vả lại, muốn thay đổi
cũng cần phải có một thời gian nhất định.
Cách thành phố Đồng
Hới khoảng hơn 40 km về phía Nam theo đường Trường Sơn đoàn chúng tôi
còn ghé một địa danh khác đang được tỉnh Quảng Bình đầu tư để làm điểm
du lịch sinh thái, đó là khu suối nước khoáng Bang, thuộc huyện Lệ Thuỷ.
Từ trục đường Hồ Chí Minh đi lên phía tây (giáp biên giới Lào) rẽ phải
khoảng 15km theo tỉnh lộ là đến suối nước nóng Bang.
Thoạt tiên
chúng tôi cứ ngỡ là đi vào một công trường, đất đai lổn nhổn, suối chẳng
thấy đâu, một vài dày nhà lèo tèo nằm ẩn trên sườn núi, lọt thỏm giữa
rừng xanh. Có đâu hình ảnh suối Bang như mơ trong một bức hình quảng cáo
tại một khách sạn ở Đồng Hới. Trong bức tranh sơn thuỷ có cả cô "sơn
nữ” xinh đẹp tươi cười nổi bật giữa rừng xanh, nắng vàng. Té ra quảng
cáo với sự thật khác nhau ghê lắm. Thậm chí, quanh khu vực này không có
một ai để hỏi thăm.
Thôi thì cứ liều vào cái "công trường dở
dang" ấy xem sao vì đây đúng là khu suối nước khoáng Bang rồi. May sao
có anh công nhân của xí nghiệp khai thác nước khoáng đang trực trong một
căn nhà cấp bốn. Phía trước còn đậu một xe ô tô đang lấy nước khoáng
nóng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá
Bài viết: 8205
|
|
« Trả lời #294 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:41:21 PM »
|
|
Dọc theo một con suối nóng có những chỗ hơi
nước bốc lên nghi ngút, lên đến gần cuối bãi có một “căn nhà" lồng sắt
quây 4 phía một cái trụ bằng xi măng. Dưới cái trụ xi măng ấy là một ống
thép dẫn nước nóng, nước khoáng tự trong đất đá trào lên chứ chẳng cần
bơm hút gì cả. Cái trụ xi măng ấy xây lên để ngăn cột nước bắn lên cao
té nước nóng ra xung quanh. Người ta phải làm lồng sắt để tránh nguy
hiểm cho mọi người. Nước ở đây đo được sôi đến 105oC, có thể nói là nóng
nhất trong các loại suối nước nóng ở Việt Nam, mà không chừng cả khu
vực Đông Dương. Mùi lưu huỳnh đậm đặc bốc lên hăng hăng, thum thủm.
Theo
những công nhân làm ở đây thì nước được đưa về xí nghiệp của huyện mỗi
ngày khoảng 2 xe. Sau đó xí nghiệp xử lý qua một số công đoạn rồi đóng
chai đưa ra thị trường. Còn ở tại đây, khi suối nước nóng phun lên còn
tạo ra một số vũng nước nhỏ vẫn sôi sùng sục suốt ngày suốt đêm. Khách
đến thăm thường có mang hoặc mua ngay tại nhà của công nhân trực ở đây
một ít trứng vịt lộn rồi thả xuống ngâm độ 10 phút là trứng chín. Anh
Châu Nho hăng hái mua cả một rổ trứng vịt lộn xuống ngâm. Trứng ngâm
trong nước khoáng nóng 105oC ăn tuyệt ngon.
Tìm hiểu kỹ hơn
chúng tôi được biết khu suối nước khoáng nóng Bang này đã được tỉnh
Quảng Bình phê duyệt cho chủ đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông
Dương xây dựng và khai thác từ tháng 3/2008. Hiện nay, Công ty này đang
đầu tư xây dựng khu suối nước khoáng thành một khu mang tên khu nghỉ
dưỡng phục hồi chức năng suối nước nóng Bang".
Đây thật là một
điểm du lịch đẹp và quý do thiên nhiên ban tặng cho Lệ Thuỷ - Quảng
Bình. Nếu chủ đầu tư thực sự tâm huyết để xây dựng khu du lịch này, nếu
đường xá đi vào được cải tạo tốt hơn và nếu công tác tuyên truyền quảng
bá được rộng rãi thì tôi tin rằng nơi này sẽ thu hút khách. Đây cũng
chính là những điểm nhấn, kích thích cho kinh tế quanh khu vực, nơi có
Đường Trường Sơn đi qua phát triển. Hết chiến tranh là phải làm kinh tế,
và du lịch chính là một trong những ngành kinh tế đang phát triển mạnh.
Quảng Bình đã có động Phong Nha - Kẻ Bàng, có bãi biển Nhật Lệ, nay lại
có suối nước nóng Bang, tiềm năng phát triển du lịch rất dồi dào.
Trở
lại với tuyến đường Trường Sơn, chúng tôi đến Ban Quản lý di tích tỉnh
Quảng Bình. Chị Trần Thị Lý, Phó ban cho chúng tôi biết: “Quảng Bình có 7
cụm di tích lịch sử liên quan đến đường Trường Sơn, được Nhà nước công
nhận xếp hạng từ năm 1986, gồm:
một là, các trọng điểm trên
đường 12, Khe Ve, La Trọng, Cổng Trời, đồi 37 (nơi anh hùng Nguyễn Viết
Xuân hy sinh để lại câu nói nổi tiếng: "Nhằm thẳng quân thù mà bắn"),
Bãi Dĩnh;
hai là, đường 20 - Quyết thắng, Km số 0 của đường 20,
cầu Trà Ang, Đền 8 thanh niên xung phong hy sinh do bom Mỹ đánh sập cửa
hang (còn gọi là hang 8 cô), Trọng điểm ATP (cua chữ A, ngầm Ta lê, đèo
Phu La Nhích);
ba là, bến phà Xuân Sơn (bến A);
bốn là bến phà Long Đại (Hiền Ninh);
năm là, cơ sở chỉ huy Bộ tư lệnh 559 ở Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh;
sáu là, trạm thông tin A72 tại xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ;
bảy là, các hang động ở xã Hoá Thanh, Hoá Tiến, huyện Minh Hoá (các hang này sử dụng để làm kho vũ khí).
Ngoài
ra còn rất nhiều di tích lịch sử nữa đã và đang được Ban quản lý lập hồ
sơ để xin công nhận như: đồi Trà Ang, hang Lèn Hà, rồi Ngầm Dinh, đèo
Đá Đẽo, cầu Ca Tam, cảng cá Thanh Khê, v.v..
Thực ra với một
danh sách dày như thế cũng có thể chưa phản ánh hết được những chiến
công hay những hy sinh mất mát mà quân và dân Quảng Bình phái gánh chịu
trong những năm chiến tranh. Thấy được những địa danh này mới thấy được
thế nào là "Tuyến lửa" anh hùng.
Hết Quảng Bình là vào đến đất
Quảng Trị, vì là ngày nghỉ khối các cơ quan đơn vị đều không làm việc
nên đoàn chúng tôi quyết định dành hẳn một ngày để viếng hai nghĩa
trang. Hôm nay là ngày chủ nhật, nắng gắt, đoàn chúng tôi đến Nghĩa
trang Trường Sơn - nơi chôn cất hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh
trên chiến trường để thắp hương tưởng niệm các anh. Hầu như đoàn khách
nào đi qua cũng ghé vào đây thắp hương.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá
Bài viết: 8205
|
|
« Trả lời #295 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:42:08 PM »
|
|
Trưa hôm ấy ngoài một số đoàn thăm viếng có
đoàn của tập thể thầy cô giáo và các em học sinh trung học ở Vĩnh Linh
đến làm lễ thắp hương tưởng niệm. Đoàn được tổ chức rất chu đáo, các em
học sinh ăn mặc đồng phục chỉnh tề, có kèn, trống và vòng hoa, có cả ban
tổ chức là Ban Quản lý nghĩa trang Trường Sơn đem micro đọc trên loa
bài điếu văn tưởng nhớ công lao các anh hùng hệt sĩ đã hy sinh vì Tổ
quốc. Tiếp đến là những lời hứa trước linh hồn những chiến sĩ Trường Sơn
của các thầy cô giáo và các em học sinh cố gắng học tập tốt, dạy thật
tốt để trở thành lớp người xây dựng mảnh đất này giàu đẹp hơn, mảnh đất
mà hàng vạn sinh mạng đã ngã xuống để giành được độc lập.
Giữa
trời trưa nắng gắt, với một bầu không khí trang nghiêm và tại đây, một
khu nghĩa trang rộng bát ngát, tôi cũng cảm nhận một không khí linh
thiêng khó tả. Thắp nén hương cho các anh mà hồn tôi cũng lắng sâu. Đối
với các anh Sĩ Cứ, Châu Nho là các anh thắp hương cho đồng đội. Đối với
tôi là thắp hương cho những người anh, người chi thân thiết của tôi. Ai
mà chẳng phải chết, nhưng có những cái chết vinh, có những cái chết
nhục. Cái chết của những liệt sĩ sẽ đời đời được Tổ quốc ghi công và
được đời đời những thế hệ sau kính trọng.
Rời Nghĩa trang Trường
Sơn chúng tôi lại đến Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Ngày xưa mặt trận
Đường 9 - Nam Lào được coi là mặt trận nóng bỏng nhất, là nơi diên ra
cuộc đối đầu ác liệt giữa ta và địch. Những chiến sĩ đã từng chiến đấu
và hy sinh trên mặt trận này và cả số chiến sĩ chiến đấu, hy sinh trên
đất bạn Lào đều được quy tập vào đây.
Nghĩa trang được xây ngay
sát đường số 9 trên một khu đồi thoáng và rộng. Ở đây vắng vẻ hơn Nghĩa
trang Trường Sơn. Khách đến thăm viếng cũng ít hơn vì quy mô và diện
tích nhỏ hơn. Tuy vậy, Nghĩa trang được kiến trúc rất trang nhã, từ cổng
vào đến tận nhà tưởng niệm có mái che; các bức tượng, phù điêu nổi lên
rất đẹp, toát lên vẻ thanh thoát mà trang nghiêm, diễn tả được cái hào
khí của bộ đội giải phóng miền Nam. Phía trước, mặt tiền của khu tưởng
niệm còn xây lầu chuông rất hoành tráng trong đó có treo một chuông đồng
lớn, gióng lên một tiếng âm vang khắp cả vùng. Làm đầy đủ thủ tục thắp
hương tưởng niệm xong chúng tôi tiếp tục lên Đường 9, quay trở lại Khe
Sanh và lên Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
Cách đây
chừng 5 - 6 năm, tôi đã từng lên Lao Bảo (huyện Hướng Hoá - Quảng Trị).
Khi ấy, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo mới đang được mở ở giai
đoạn thí điểm. Mọi điều kiện cơ sở hạ tầng còn vô cùng thiêu thôn. Đường
sá chật hẹp. Đến chỗ ăn nghỉ cũng còn khó khăn.
Khi ấy, nạn
buôn lậu hàng hoá qua biên giới vẫn còn phổ biến. Hình ảnh những chiếc
xe Minxcơ phóng như bay trên Đường 9, trên xe chở đầy những tải thuốc lá
ngoại nhập đã được tôi chụp lại làm tư liệu. Đến nay thì đã khác hẳn,
chỉ dạo một vòng quanh thị trấn của khẩu đã thấy sự thay đổi không ngờ.
Đường sá rộng rãi khang trang, rất nhiều siêu thị được xây dựng trên
những khu đất rộng rãi. Khách sạn cao tầng cũng rất nhiều.
Điều
đặc biệt là ở khu kinh tế này có rất nhiều xe hơi đẹp, sang trọng của
Nhật Bản, cả châu Âu và Mỹ... Những chiếc xe mang biển số Lào và cả
"biển vàng LB" tức là biển số xe của riêng "đặc khu” Lao Bảo. Hỏi ra mới
biết xe hơi hay tất cả hàng hoá nhập vào khu này không phải chịu thuế
nhập khẩu.
Ở trong các siêu thị Lào - Thái cũng tràn ngập hàng
nhập khẩu. Tuy nhiên về giá cả cũng không khác biệt lắm so với những nơi
khác và chủ yếu là hàng tiêu dùng. Những đổi thay về bộ mặt đô thị ở
Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, những phát triển vượt bậc về
đời sống kinh tế cư dân trong vùng rất dễ nhận ra. Nhưng những thay đổi
khác về số phận con người, về từng gia đình, nếp sống văn hoá, về giáo
dục thì phải tiếp xúc với những con người cụ thể thì mới biết được.
Thật
là may, trong cuộc làm việc với chính quyền huyện Hướng Hoá tại thị
trấn Khe Sanh, chúng tôi được gặp chị Hồ Thị Lệ Hà, vừa mới nhận chức
Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Hướng Hoá. Chị rất trẻ và nhanh nhẹn,
bố là người Vân Kiều, mẹ là người Pa Cô. Chị sinh ra ở Hà Nội, học Đại
học Kinh tế ở Đà Nẵng khoa Tài chính ngân hàng. 22 tuổi chị làm cán bộ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau đó chuyến sang phụ
trách Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Tiếp đó, chị là đại biểu
Hội đồng nhân dân huyện và mới đây được giữ chức Phó Chủ tịch ủy ban
nhân dân huyện phụ trách Tài chính - Công thương.
Có lẽ đây là
một nhân vật khá tiêu biểu về sự thay đổi lớn lao trên mảnh đất đầy bom
đạn trước đây. Chính thế hệ cha và anh của chị theo Đảng, theo Bác Hồ
cầm súng đánh Mỹ ứơc mong đất nước được giải phóng, để lớp con cháu sau
này được nên người. Một cán bộ trẻ người dân tộc Pa Cô đã được học hành
và trưởng thành như vậy chính là niềm khát khao của thế hệ những người
đi trước.
Anh Phùng Huy Hoàng, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Hướng
Hoá cho biết: chỉ riêng hai dân tộc Vân Kiều và Pa Cô đã chiếm 47,64%
dân số toàn huyện. Hướng Hoá là một huyện miền núi biên giới của tỉnh
Quảng Trị, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ xâm lược. Đầu năm 1997, tỉnh
tách 10 xã từ huyện Hướng Hoá để thành lập huyện mới Đakrông. Hiện nay,
Hướng Hoá có 22 xã, thị trấn; 15 xã thuộc vùng sâu vùng xa, 13 xã có
biên giới giáp Lào. Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện có 2 tuyến.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
SaoVang
Đại tá
Bài viết: 8205
|
|
« Trả lời #296 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 05:43:11 PM »
|
|
Về con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong tài
liệu mà sử sách có ghi hiện chưa có cuốn sách hay tài liệu nào in riêng,
chỉ có cuốn sách xuất bản nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện
(1968-2008). Hướng Hoá là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng.
Trên địa bàn huyện hiện nay trong khoảng 10km2 có các điểm di tích nổi
tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như sân bay Tà Cơn, Làng Vây,
khu di tích đồi Cô Bốc, Thung lũng Khe Sanh và đặc biệt có "con đường
Hồ Chí Minh huyền thoại" mà điểm đầu từ ngã tư Đường 9 tại thị trấn Khe
Sanh đi A Lưới. Đoàn chúng tôi cũng đã đi thử con đường huyền thoại này
chừng 5-7 km, đến đoạn con suối La La cắt ngang, chụp vài kiểu ảnh rồi
vẫn phải quay lại Đường 9 chứ xe con không thể đi được trên “con đường
huyền thoại" này.
Rời Khe Sanh, lại xuôi Đường 9 đến Đakrông,
một cây cầu nổi tiếng để từ đây lại vào Nam tiếp tục theo con đường Hồ
Chí Minh đi A Lưới (Thừa Thiên Huế). Từ đây trở đi chúng tôi có cảm giác
rõ rệt là xuyên qua dãy Trường Sơn hùng vĩ về phía đông. Tôi còn nhớ,
trước đây trên vách núi đã dựng đứng gần cây cầu Đakrông còn khắc sâu
hai dòng thơ nổi tiếng của Tố Hữu: "Xẻ dọc Tn(ờng Sơn đi cứu nước. Mà
lòng phơi phới dậy tương lai”. Đúng là xẻ dọc núi thật, dù núi tiếp núi,
đèo tiếp đèo. Đường Hồ Chí Minh đoạn này làm có vẻ nhỏ hẹp hơn đoạn
đường từ Bắc vào. Có lẽ do nhu cầu và mật độ giao thông xe cộ còn quá ít
chăng?
Từ cầu Đakrông đến trung tâm huyện A Lưới khoảng hơn 90
km, tuy đường hẹp lại đèo dốc quanh co nhưng xe vẫn chạy tốt và khá
nhanh, chỉ chừng nửa buổi là đến thị trấn. Rừng A Lưới trong những năm
chiến tranh là nơi mà Mỹ thả chất độc màu da cam nhiều nhất. Chúng muốn
biến mảnh đất xanh tốt này thành khu trắng. Thế nhưng, màu xanh giờ đây
đã trở lại, vết thương đã được hàn gắn. Và chắc chắn rằng cuộc sống của
người dân miền tây Thừa Thiên- Huế đã được đổi đời.
Tiếp chúng
tôi tại trụ sở Huyện uỷ A Lưới có Bí thư Huyện ủy Lê Văn Trừ, 51 tuổi
anh là người dân tộc Tà Ôi và anh Lê Văn Miệng, Trưởng Ban Tuyên giáo
Huyện uỷ, là người dân tộc Pa Kô. A Lưới là huyện được phong tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng vù trang vào năm 1979, cả huyện cũng có 17/2 1
xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Huyện có
42.000 dân trong đó có 35.000 người dân tộc Tà Ôi và Pa Cô.
Anh
Trừ cho biết, A Lưới ngày nay phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp là
chủ yếu. Các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn với tổng diện
tích gieo trồng hàng năm khoảng gần 5.000 ha, sản lượng lương thực có
hạt đạt gần 10.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 240 kg, khắc
phục được tình trạng đói giáp hạt triền miên.
Trong những thành
tựu về phát triển kinh tế, điều ghi nhận là cơ sở hạ tầng đã được đầu tư
thích đáng; đến nay 100% xã có đường ô tô với 185 tuyến và gần 300 km
phần lớn là đường nhựa và bê tông. Đặc biệt, Đường Hồ Chí Minh xuyên qua
huyện với chiều dài 106 km, khai thông hành lang Bắc - Nam. Đã hoàn
thành xây dựng của khẩu S10 A Dớt - Tà Vàng, mở ra triển vọng khai thông
hành lang Đông - Tây trong tương lai.
Năm 2006, huyện A Lưới đã
tổ chức kỷ niệm 40 năm chiến thắng A So và 30 năm thành lập huyện A
Lưới. Sau 30 năm xây dựng và trưởng thành, người dân A Lưới giờ đây mới
có thể nói rằng đã được "đổi đời hàng vạn sải" (có nghĩa là một sự thay
đổi lớn chưa từng thấy với tất cả các tiêu chuẩn của vùng nông thông
miền núi: điện - đường - trường - trạm).
Buổi trưa, Huyện uỷ mời
đoàn ăn cơm tại quán “cơm phở bắc Ngọc Hoà", ngay trên phố trung tâm
huyện. Rất bất ngờ, bà chủ quán cơm lại là cựu bộ đội công binh Đường
559. Chị tên là Phạm Thị Hoà, quê gốc ở Thái Bình, lấy chồng ở Phổ Yên -
Thái Nguyên. Chị tham gia bộ đội công binh từ tháng 8- 1973 đến năm
1976. Lúc đầu chị làm ở đèo Lý Hoà sau đó lại chuyển vào đường 14 (thời
kỳ đồng chí Đồng Sĩ Nguyên là chỉ huy). Sau giải phóng chị chuyển sang
ngành Thương nghiệp, học Thương nghiệp ở Thái Nguyên và lấy chồng ở đó.
Sau này cùng chồng vào tận đây để xây dựng vùng kinh tế mới. Khi gặp và
biết đoàn chúng tôi đi tuyên truyền cho 50 năm ngày truyền thống Bộ đội
Trường Sơn nên chị rất vui và mở lòng tâm sự. Chị có 3 người con, sắp
tới sẽ cưới vợ cho con trai đầu, chị sẽ mời bằng được những bạn bè là
những đồng đội - lính công binh 559. Ngày gặp nhau ấy chắc phải vui lắm.
Ở thị trấn A Lưới, đoàn chúng tôi còn đến thăm Anh hùng lực
lượng vũ trang Kan Lịch, người con gái nổi tiếng "Lấy súng giặc đánh lại
giặc". Chị vẫn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn dù đã ở tuổi bà. Chị kể vắn tắt
đã 7 lần gặp Bác Hồ và 4 lần được ăn cơm cùng Bác. Rất nhiều câu chuyện
của chị, chuyện xưa và nay chị kể rất hồn nhiên.
Chuyện chị xông
vào đồn bọn nguỵ lúc ban đêm, lính gác ngủ gật chị giật súng đâm chết,
còn bọn bên trong vẫn đang ngủ chị lại dựng dậy rồi mới nổ súng. Lúc đó
chị còn không biết gọi tên bọn nguỵ như thế nào. Thấy anh em bộ đội gọi
nhau là "đồng chí", chị cũng gọi bọn ngụy đang ngủ trong đồn là "đồng
chí", bảo các "đồng chí" dậy rồi mới bắn để đếm cho khỏi sót. Câu chuyện
này khiến chúng tôi cười chảy nước mắt.
Sau giải phóng một thời
gian dài khi đất nước khôi phục kinh tế sau chiến tranh, gia đình chị
Kan Lịch cũng khó khăn vất vả, nhưng rồi được nhiều người giúp đỡ nên
đến nay đời sống cũng tạm ổn. Cuộc đời người con gái Pa Cô, người anh
hùng đã được sách báo viết rất nhiều, nhưng cũng thật bình dị như nhiều
người Pa Cô, Vân Kiều khác trên quê hương A Lưới.
Một điều nữa
cũng phải nói là trên mảnh đất miền tây Thừa Thiên - Huế có một bề dày
truyền thống cách mạng, có rất nhiều người con anh hùng lực lượng vũ
trang vậy mà đến nay A Lưới vẫn chưa có phòng truyền thống đế trưng bày
những hiện vật, chứng tích chiến tranh, để ghi lại truyền thống lịch sử
oanh liệt của cuộc kháng chiến và của cả công cuộc đổi mới xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phòng truyền thống này cũng là
nơi để giáo dục thế hệ đi sau tiếp tục sự nghiệp xây dựng quê hương đất
nước.
Đây là tâm tư nguyện vọng của anh Lê Anh Miệng. Trưởng Ban
Tuyên giáo Huyện uỷ A Lưới. Anh còn muốn ngoài việc xây dựng Phòng
truyền thống huyền cũng muốn xây dựng một tượng đài "Chiến thắng Trường
Sơn" nhưng không biết đề nghị đến đâu, tìm nguồn kinh phí ở đâu để làm.
Tâm sự của anh Miệng có lẽ cũng trùng hợp với đa phần lãnh đạo huyện là
những cán bộ lớp trước, ít nhiều có tham gia chiến đấu hoặc công tác
phục vụ chiến đấu, còn có thâm tình với quá khứ. Đối với việc làm sách
về đường Trường Sơn của đoàn chúng tôi anh hết sức nhiệt tình hưởng ứng,
vận động tuyên truyền mua cuốn sách này đến từng chi bộ.
Chúng
tôi còn được biết người Pa Cô trước đây chưa hề có chữ viết. Mãi đến năm
1983, cùng với sự giúp đỡ của Viện Ngôn ngữ, Uỷ ban Khoa học Xã hội
(nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và một số người ở địa phương thì
bộ chữ viết Pa Cô - Tà Ôi mới được biên soạn hoàn chỉnh. Người dân A
Lưới trước đây phần đông là mù chữ. Vậy mà giờ đây đã có Tiến sĩ ngôn
ngữ học, chị Nguyễn Thị Sửu, sinh năm 1973. Nói theo cách của anh Miệng
"đổi mới đến hàng vạn sải".
Theo kế hoạch, đoàn "khảo sát đường
Trường Sơn" chúng tôi sẽ phải đi từ km số 0 (Tân Kỳ) đến tận Chơn Thành
(Lộc Ninh). Tuy nhiên do thời hạn để ra cuốn sách cho đúng dịp kỷ niệm
quá gấp rút nên mới đi được nửa chặng đường đã phải quay ra. Thật là
tiếc, dẫu vậy, từ Hà Nội vào đến tận A Lưới cũng đã là một chặng đường
dài. Chuyến đi của chúng tôi đã để lại rất nhiều những ấn tượng, cảm xúc
trong mỗi thành viên. Đối với tôi có những "thu hoạch" ngắn gọn thế
này:
Trường Sơn ngày nay khác xưa nhiều lắm. Con đường Hồ Chí
Minh - hiện đại hoá, công nghiệp hoá đã hình thành đem lại bao thay đổi
cho bộ mặt núi rừng Trường Sơn. Kinh tế phát triển, văn hoá, giáo dục và
đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc cũng được cải thiện. Đây
phải chăng là con đường khát vọng của những người đi.
HẾT
|
|
|
No comments:
Post a Comment