Friday, November 23, 2012

Kỳ 9: Những tờ check mã hóa


Những con đường Trường Sơn đặc biệt - Kỳ 9: Những tờ séc mã hóa
NarodnyBank London
TT - Sau khi đã nhận và đưa tiền về các khu căn cứ, nhiệm vụ tiếp theo là của Quỹ ngoại tệ đặc biệt (B.29). Ông Lữ Minh Châu báo bằng mật mã ra Hà Nội cho ông Nguyễn Nhật Hồng - người trực tiếp phụ trách B.29 - để lo toan việc thanh toán cho đối tác, bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của họ ở nước ngoài.
Ông Mười Phi kể: "Vì vậy trong lòng của hệ thống Ngân hàng Trung ương Hà Nội có một bộ phận cơ mật đặc biệt chuyên trách, vừa phối hợp với những đầu cầu, mối quan hệ đặt ở nước ngoài, ví dụ như tại Hong Kong, Paris, London, vừa phối hợp với chúng tôi".
Tờ lịch đặc biệt
Sau này ông Nguyễn Nhật Hồng kể lại rằng con đường chuyển ngân FM xuất phát từ chủ trương: thương nhân cung ứng tiền Sài Gòn trước và chịu nhận trả ngoại tệ sau ở nước ngoài. Đây giống như một kiểu "đào hối", có lợi cho phía giải phóng và tất nhiên đảm bảo lợi ích thiết thực của thương nhân. Nghiệp vụ ngân hàng ở đây là sự chuyển tiền bằng điện hối hoặc chuyển tiền bằng séc cầm tay. Nhưng đặc biệt ở chỗ đây là một kiểu thanh toán tay ba. B.29 Hà Nội chuyển trả tiền thay cho chiến trường nhận tiền Sài Gòn, thời gian và không gian khác nhau.
Ông Charles Hilsum, giám đốc EuroBank thời kỳ 1946-1965
Ông Hồng cho biết với chuyển tiền bằng điện hối, B.29 giữ vai trò ngân hàng chuyển tiền. Khách hàng yêu cầu chuyển tiền là Ban Tài chính đặc biệt N.2683, cũng là người mua hàng. Người nhận tiền ở nước ngoài là cơ sở đại diện của người đã cung cấp tiền Sài Gòn. Ngân hàng thực hiện chuyển tiền trả là nơi giữ tài khoản cho B.29 tại hải ngoại.
Tất cả đều quy ước trước: loại tiền và số tiền đều mã hóa theo những yếu tố quy ước... Chẳng hạn tại Hong Kong, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) Hong Kong chọn giúp hai cơ sở ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ giữ tài khoản và trả tiền theo điện hối và séc từ Việt Nam phát hành. Theo quy ước cơ sở này gọi là Anh Bảo, còn đồng đôla Mỹ quy ước là X19.
Với chuyển trả tiền bằng séc cầm tay, B.29 thông qua cơ sở trả tiền ở nước ngoài là ngân hàng giữ tài khoản, thực hiện trả tiền cho người cầm séc. Bộ phận N.2683 tại Sài Gòn là người ký phát séc. Người cầm séc là nhà cung cấp vật tư và hàng hóa cho vùng giải phóng, cũng là người hưởng séc.
Nội dung của tờ séc là để trả tiền, nhưng quy ước lại là "một tờ lịch" của bất cứ một ngày nào đó đã qua. Những yếu tố ngày, tháng, năm trên tờ lịch cùng những yếu tố về số tiền, loại tiền, địa điểm trả tiền... đều được mã hóa theo quy ước, chính là "số máy điện thoại" được ghi trên tờ lịch. Tờ lịch cũ như tờ giấy lộn, nhưng lại là một tờ séc chuyển tiền cầm tay vô danh của FM. Nếu người cầm tờ séc này bị địch bắt thì tờ lịch không nói lên điều gì.
Nội dung là chuyển tiền bằng điện hối, séc nhưng sự thể hiện trên giấy trắng mực đen thì không ai biết đó là cái gì cả! Tất cả đều đã được quy ước. Lộ một khâu nào trong dây chuyền xem như hết! Rất may ta đã làm việc trót lọt đến tận ngày 30-4-1975. Theo tổng kết, FM chiếm đến 1/3 tổng kim ngạch chi viện.
Công lao một người cộng sản Pháp
Hòa bình năm 1975, Quỹ ngoại tệ đặc biệt cùng guồng máy kinh tài của Đảng ở khắp các chiến trường miền Nam hoàn tất nhiệm vụ lịch sử của mình. Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, trực tiếp là Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, những người đã làm việc âm thầm bao năm trong guồng máy này đã tiến hành việc "quyết toán" đúng với nghiệp vụ ngân hàng. Các chiến trường đã tiến hành đối chiếu các số liệu về tiếp nhận viện trợ của trung ương bằng ngoại tệ qua Quỹ ngoại tệ đặc biệt suốt những năm chống Mỹ đến 30-4-1975.
Trên cơ sở đó, đôn đốc chuyển nộp lại số tiền mặt ngoại tệ chưa sử dụng để thống nhất và tập trung sử dụng theo yêu cầu của tình hình mới sau chiến tranh.
Quyết toán từ năm 1965-1975, B.29 đã tiếp nhận 678.700.000 USD, trong đó hơn 626 triệu USD là tiền viện trợ đặc biệt, hơn 24 triệu USD là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu USD là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần 7,5 triệu USD là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...
Trong thanh toán quốc tế, tức là chi trả cho những doanh nhân ở Sài Gòn đã giao tiền Sài Gòn cho N.2683 và tiền lót đường cho các sĩ quan quân đội Campuchia, B.29 có trách nhiệm chi trả bằng ngoại tệ, nhưng không phải trả trực tiếp mà trả vào các tài khoản do họ quy định ở các ngân hàng nước ngoài.
Như vậy phải có những cơ sở ngân hàng nước ngoài tại các trung tâm giao dịch liên quan đến hệ thống thanh toán này, chủ yếu là Hong Kong, Bắc Kinh, Paris, London. Ở Hong Kong đã có BOC. Ở London và Paris thì Liên Xô đã giúp Việt Nam bằng cách cho sử dụng các chi nhánh ngân hàng quốc gia Liên Xô tại Paris là EuroBank và tại London là NarodnyBank.
Các ngân hàng này đã đứng ra nhận các khoản tiền của BOC gửi sang theo lệnh của B.29. Các ngân hàng đó cũng nhận các khoản tiền giúp đỡ của bà con Việt kiều. Sau đó, cũng theo lệnh của B.29, các ngân hàng này chuyển tiền chi trả vào tài khoản của các khách hàng như đã nói ở trên.
Ông Nguyễn Nhật Hồng giải thích về cơ chế này: "Địa bàn quốc tế của B.29 đã lồng vào địa bàn quan hệ thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương, tại thị trường tư bản có Paris, Hong Kong, London, Rome, Bruxelles, Tokyo, Stockholm, Zurich, Bangkok, Vientiane, Phnom Penh... Tại thị trường xã hội chủ nghĩa có Matxcơva, Berlin, Bắc Kinh, Quảng Châu.
Tại đây, các ngân hàng là đại lý của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tự do chuyển đổi với kim ngạch rất lớn, chủ yếu là vốn của B.29 dự trữ để thực hiện thanh toán đặc biệt và kinh doanh ngoại hối. Có một số ngân hàng tại các nước tư bản biết rõ nghiệp vụ này góp phần chuyển viện trợ quốc tế cho miền Nam chống Mỹ, nhưng họ đã tự giác bảo mật chuyện đó”.
Trong công việc thầm lặng và công phu này, phải nhắc đến công lao của một người cộng sản Pháp tên Charles Hilsum. Ông làm giám đốc EuroBank ở Paris từ 1946-1965, chính ông là người thiết kế những đường dây này và nối nó với những hệ thống ngân hàng ở London và các ngân hàng khác.
Ông đã trực tiếp sang Việt Nam những năm đầu thập niên 1960 để hướng dẫn các cán bộ thuộc B.29 về những thủ tục thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thế giới, mà lúc đó Ngân hàng Việt Nam còn ít nhiều ấu trĩ. Đặc biệt, ông cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm về những biện pháp tránh rủi ro trước hệ thống giám sát của các ngân hàng Mỹ.
ĐẶNG PHONG
_________________________________
Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đã từng vào Nam ra Bắc công tác trên những con đường Trường Sơn thời chiến. Thậm chí tuyến lửa đã từng đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm. Đối phương không hề biết

No comments:

Post a Comment