C.32 đón đoàn xe vận chuyển hàng và tiền từ Bắc vào- Ảnh tư liệu |
>> Kỳ 1: Vận chuyển quá cảnh
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
>> Kỳ 5: "Quỹ ngoại tệ đặc biệt"
>> Kỳ 6: Đưa tiền vào Nam
>> Kỳ 7: Chuyển tiền về cứ
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
>> Kỳ 5: "Quỹ ngoại tệ đặc biệt"
>> Kỳ 6: Đưa tiền vào Nam
>> Kỳ 7: Chuyển tiền về cứ
Bí mật quốc gia
Ông Nguyễn Thành Nguyên, người phụ trách kế toán của
C.32, kể: "Tôi là trưởng kế toán và quản lý kho bạc, ký hiệu đơn vị tôi
là B1/C32/BS107. Anh Hai Cảnh phụ trách kho quỹ. Tôi được phân công theo
dõi toàn bộ khoản tiền trung ương chi cho B qua hai con đường. Tiền
đôla được trung ương chuyển theo đường bộ qua đường dây của đoàn 559
(Trường Sơn) vào thẳng đến C.32. Tiền Sài Gòn, riel Campuchia, kip Lào
được giao chuyển từ nhiều con đường đến C.32... Số cán bộ của C.32 lo
"chế biến" có các anh Lý Hồng, Thanh Châu, anh Giàu, Năm Hải, Ba Hài.
Các anh này là cán bộ phụ trách, mỗi chốt đều có thêm một số đồng chí
khác cùng làm việc...
Mỗi lần trung ương gửi tiền mặt đôla hoặc chuyển khoản
đôla đều có điện báo vào C.32, tôi đều vào sổ để đối chiếu số liệu với
các bộ phận liên quan. Hằng tháng, quý, năm, kế toán chúng tôi đều có
lập báo cáo viết và bản cân đối kế toán nộp lên Ban Kinh - tài. Ông Trần
Dương là phó ban, ông Hai Xô, thường vụ Trung ương Cục, là trưởng ban".
Thượng tá an ninh Phạm Bạn - nguyên chiến sĩ cận vệ
Trung ương Cục miền Nam - nhớ lại: "Một hôm, ông Hai Xô cho gọi năm anh
em bảo vệ (trong đó có tôi) đến giao nhiệm vụ. Ông nói đại ý: Hiện có
một số hàng cần bảo quản giữ gìn, đây là bí mật quốc gia, các chú phải
coi trọng và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho dù phải hi sinh cả tính mạng.
Không có các thủ tục xuất, nhập, giấy tờ, biên bản. Chúng tôi chỉ biết
đào hầm bí mật chắc chắn để chứa những hòm sắt dài độ 50cm, dày khoảng
20cm, nặng chừng 12kg, trong ruột có một hộp gắn thiếc nặng chừng 3kg.
Bình thường các hộp đó để trong hầm, được canh gác nghiêm mật ngày đêm.
Khi có động thì anh em tháo bỏ vỏ, cho các hộp vào balô con cóc, mỗi
người mang bốn hộp bí mật chuyển cất giấu ở các cứ dự phòng. Chúng tôi
làm công việc thầm lặng này một cách tự giác và nghiêm mật, tôi cảm thấy
ngoài ông Hai Già (tức ông Hai Xô) và Ba Thái thì không còn ai biết
"kho báu" cất giấu ở chỗ nào.
Một buổi chiều mùa khô năm 1972, hàng chục trực thăng
quần đảo và đổ bộ xuống trảng, sát cứ kinh tài Miền. Nguy cơ bị "chụp"
chỉ còn trong gang tấc. Anh em cảnh vệ đã tính đến phải mở đường máu để
cứu nguy thủ trưởng hoặc chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ "kho
báu". Song chính lúc đó, nhờ sự bình tĩnh và dày dạn kinh nghiệm chiến
trường của ông Hai, chúng tôi đã giữ bí mật lực lượng cho đến khi màn
đêm sập xuống, đối phương không dám nống ra.
Thời cơ ấy cho chúng tôi cắt rừng chuyển cứ suốt đêm,
đảm bảo người và tài sản an toàn đến nơi ở mới. Sau này, giải phóng miền
Nam, chúng tôi mới được biết mình đã từng bảo vệ "kho bạc" có đến hàng
triệu đôla trong bom đạn không hề suy suyển một xu. Trong số năm người
thì bốn người đã qua đời vì chất độc da cam và các căn bệnh hiểm nghèo,
nay chỉ còn lại mình tôi. Còn ông Hai Già - người thủ trưởng năm xưa của
chúng tôi - nay đã ở tuổi 91".
Những cái "kho"
Dưới nền căn nhà lá này là “kho báu” (người ngồi võng là Phạm Bạn, chiến sĩ cận vệ Trung ương Cục miền Nam), tại cứ R năm 1973 - Ảnh tư liệu |
Trong hệ thống phân phối tiền từ Trung ương Cục tới các
phân khu, có hệ thống các kho quỹ của khu và tỉnh. Nói đến chữ kho,
người ta thường hình dung những ngôi nhà kín cổng cao tường với những
két sắt kiên cố...
Nhưng cái gọi là kho của các khu và các tỉnh thời kỳ
này thật ra chỉ là một hòm sắt. Bà Đỗ Thị Lệ Hồng sau khi làm công tác
vận chuyển tiền, năm 1970 được phân công phụ trách kho quỹ của Khu IX.
Bà kể lại: "Cơ ngơi kho quỹ của tôi chỉ là một chiếc bàn nhỏ và một
chiếc hòm sắt, vốn là thùng đựng đạn đại bác, có nắp kín, không thấm
nước. Tiền để trong đó. Công việc tôi được giao là cấp phát tiền theo
lệnh của khu cho các đơn vị. Tiền đó chủ yếu để chi tiêu cho các đơn vị
như mua sắm, trả tiền thuê mướn, vận chuyển. Còn tiền lương thì tất cả
miền Tây lúc đó không có, chỉ có sinh hoạt phí. Mức sinh hoạt phí của
mọi người như nhau.
Bản thân tôi cũng như tất cả các đồng chí khác, từ lãnh
đạo khu cho tới nhân viên đều được hưởng một khoản sinh hoạt phí mà tôi
không nhớ là bao nhiêu, chỉ nhớ rằng tính ra hằng tháng chỉ mua được
một ống kem đánh răng và một bàn chải. Còn cái "kho" của tôi thường
xuyên phải dìm xuống sình 3-4 lần một ngày. Mỗi lần có máy bay, có đại
bác bắn thì người phải chui vào hầm, "kho" thì dìm xuống sình để nếu
lính càn tới không tìm thấy tiền, bom đạn bắn phá cũng không bị hư nát.
Khi có người đến lãnh tiền, giao tiền lại phải kéo "kho" lên. Kéo lên
xong thì rửa tay cho sạch. Làm xong công việc lại đưa kho xuống sình.
Tay tôi vì thế suốt ngày lấm lem vì sình" .
Tại chiến trường Liên khu V, nguồn tiền trung ương đưa
vào được ngân tín Khu V, thuộc Ban Tài - mậu Liên khu ủy, tiếp nhận,
quản lý và phân phối. Nếu phải "chế biến" từ đôla Mỹ ra tiền Sài Gòn thì
ngân tín các tỉnh được giao trách nhiệm thực hiện chế biến phân tán lẻ,
theo sự chỉ đạo về số lượng và tỉ giá tối thiểu của tài - mậu khu ủy
V... Ông Võ Văn Kiểu, người phụ trách ngân tín Bình Định, cho biết: "Năm
1968 tôi được Ngân hàng Trung ương cử đi B1, phụ trách trưởng tiểu ban
ngân tín, trực thuộc Ban Tài - mậu Tỉnh ủy Bình Định. Nguồn tiền mặt
đôla Mỹ, trung ương giao cho khu, khu giao cho tỉnh quản lý và chế biến.
Số lượng đôla cần chế biến ra tiền Sài Gòn cũng như tỉ giá tối thiểu
giữa đôla và tiền Z đều do khu ủy chỉ đạo.
Tiền đôla từ căn cứ chiến khu cần chuyển tới vùng ven
thành phố Quy Nhơn, do cán bộ ngân tín phụ trách. Còn các cán bộ hoạt
động hợp pháp trong thành phố thì liên hệ với các cơ sở thương nhân để
đặt yêu cầu, xác định số lượng và tỉ giá. Nguyên tắc là "tiền trao cháo
múc". Lấy "Núi Bà” vùng ven chiến khu làm nơi giao nhận tiền. Từ đây,
tiền Sài Gòn tiếp tục do các cán bộ ngân tín đưa về căn cứ các nơi theo
chỉ đạo của tỉnh và khu ủy. Trong những cán bộ ngân tín làm nhiệm vụ
này, hiện ở Bình Định còn nhiều người đang công tác tại các ngành. Như
anh Thao, giám đốc Vietcombank Quy Nhơn hiện thời, đã từng làm nhiệm vụ
trên, khi đó anh Thao mới 17, 18 tuổi".
ĐẶNG PHONG
------
Sau khi đã nhận và đưa tiền về các khu căn cứ, B.29 báo
bằng mật mã ra Hà Nội để lo việc thanh toán cho đối tác bằng cách
chuyển tiền tới tài khoản của họ ở nước ngoài. Chuyển tiền bằng điện
hối, séc. Nhưng sự thể hiện trên giấy trắng mực đen thì không ai biết đó
là gì cả. Tất cả đều đã được quy ước.
Xem tiếp phần 9 Những Tờ Check Mả Hóa
Xem tiếp phần 9 Những Tờ Check Mả Hóa
No comments:
Post a Comment