Bà Đỗ Thị Lệ Hồng kể lại công việc chuyển tiền thời chống Mỹ |
TT - Sau khi lấy được tiền Sài Gòn, một khâu rất quan
trọng nhưng lại đầy rủi ro là chuyển về các vùng căn cứ. Quy ước là chỉ
nhận tiền lớn và đã đóng gói, có dấu của ngân hàng để đỡ mất công đếm.
>> Kỳ 1: Vận chuyển quá cảnh
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
>> Kỳ 5: "Quỹ ngoại tệ đặc biệt"
>> Kỳ 6: Đưa tiền vào Nam
>> Kỳ 2: Nối các đường dây về nước
>> Kỳ 3: Quá cảnh đường hàng không
>> Kỳ 4: Cuộc chuyển tiền ngược chiều
>> Kỳ 5: "Quỹ ngoại tệ đặc biệt"
>> Kỳ 6: Đưa tiền vào Nam
Sau khi nhận, tiền được cất trong các kho phân tán tại
các cơ sở rải rác khắp nội thành, do Tư Trần An (một Hoa kiều chuyên
nhập vàng từ Hong Kong về bán cho các chủ tiệm vàng ở Sài Gòn) sắp đặt
và Dân Sanh (Nguyễn Thanh Quang) quản lý. Cũng chính Dân Sanh là người
tổ chức vận chuyển. Tiền giấy chở nhiều rất nặng, Dân Sanh phải tổ chức
một loạt đường vận chuyển hợp pháp để kết hợp chở hàng, chở khách với
việc chở tiền. Đây cũng là cả một kỳ công.
Đảm bảo bí mật
Ông Mười Phi kể: "Trần An đã thiết lập những kho chứa
kiên cố, bí mật để giấu tiền chờ giao, chờ chuyển, xe hơi có thể ra vào
chở hàng thuận tiện. Phía Dân Sanh cũng có hệ thống kho của mình. Dân
Sanh tổ chức thêm xe tải chở đậu vào Chợ Lớn bán rồi mua phân tro tải về
Suối Sâu. Năm Đậu tải phân đồng thời tải luôn cả tiền về giao cho Ba
Công để chuyển tiền về R. Dân Sanh đã tự tạo cho mình một cơ cấu bình
phong dày đặc gồm một đoàn xe tải, hai tàu đi buôn về miền Trung, làm
nhiều thứ việc, phối hợp với Phương Mai, Thu Hương, Dân Cường.
Về sau C.130 (biệt danh của nhà cung cấp tiền Sài Gòn
là những chủ kinh doanh lớn sẵn sàng hợp tác với một đầu mối của Ban Tài
chính đặc biệt thuộc Trung ương Cục miền Nam - N.2683, do Dân Sanh đảm
nhiệm) đã có cả đoàn 40 xe tải mua bán gạo với cao nguyên và Trung bộ,
giao tận đại lý gạo tại Buôn Ma Thuột. Nơi đó, Khu VI cử người đến nhận
lại tiền, giấu trong gạo. Đồng thời có hai chiếc tàu Phương Mai và Thuận
Phong mua bán bia từ Sài Gòn chở ra Huế, Đà Nẵng. Trên đường ra miền
Trung, tàu dừng lại Vũng Rô (Phú Yên) ban đêm chờ bộ đội giải phóng ra
khơi nhận tiền, đưa lên núi cho Khu V".
Tiền mặt các loại, chủ yếu bằng đôla Mỹ và tiền Sài
Gòn, theo cả hai phương thức chi viện AM và FM cuối cùng đều được tập
trung về các vùng căn cứ kháng chiến, do các cơ quan tài chính và ngân
tín trực tiếp quản lý, điều hành phân phối theo các nhu cầu kháng chiến.
Về việc vận chuyển tiền cho các căn cứ, một trong những
người trực tiếp tham gia là bà Đỗ Thị Lệ Hồng, nay là phó giám đốc Ngân
hàng Ngoại thương tỉnh Cần Thơ, kể lại: "Trước khi về miền Tây, tôi là
lính của anh Trần Dương, tức anh Ba Thái, Ban Kinh tài Trung ương Cục.
Tôi được phân công vào một nhóm có nhiệm vụ chuyển tiền từ Campuchia về
cho các đơn vị thuộc Trung ương Cục.
Chúng tôi sắm những con thuyền có gắn máy, đóng vai đi
buôn gạo, buôn trái cây dọc sông Mekong, vận chuyển hàng từ Phnom Penh
về Nam bộ. Có khi một tháng một lần, khi vài tháng một lần. Bên dưới đáy
thuyền có giấu tiền. Chúng tôi phải bố trí những chuyến hàng rất cẩn
thận vì đó là tài sản của Đảng, của bao nhiêu đơn vị đang cần đến nó cho
công cuộc kháng chiến. Tiền chở về được đưa về những địa chỉ nhất định,
có người tiếp nhận.
Tuy là cấp dưới của anh Trần Dương nhưng trong thời kỳ
chiến tranh chưa bao giờ tôi biết mặt anh ấy. Chúng tôi đi về, gặp nhau,
giao nhận tiền... thường đều bịt kín mặt, chỉ thấy con mắt. Trong hoàn
cảnh ác liệt lúc đó, đảm bảo bí mật là yêu cầu tối quan trọng. Phải
không ai nhận được mặt nhau, để lỡ đối phương bắt được ai cũng không dễ
lần ra đầu mối.
Trong số những anh em đến vùng căn cứ, có không ít
người hoạt động ở nội thành. Những người đó lại càng phải giữ bí mật,
không ai nhận diện được. Có những trường hợp chúng tôi thậm chí không
nhìn thấy người nhau, không thấy dáng đi của nhau, mỗi người một bên bức
vách bằng lá, trao đổi với nhau một số điều cần thiết, để lại tài liệu,
thỏa thuận những mật hiệu và những con số..., sau đó mỗi người một ngả.
Chính vì vậy đối phương khó có thể phát hiện và tìm ra manh mối của các
cơ sở cách mạng, cả trong thành lẫn ngoài vùng căn cứ".
Nhà thầu khoán
Nhà thầu khoán Lữ Văn Buối trong thời kỳ làm “xây dựng” ở miền Tây |
Một trong những tuyến chuyển ngân quan trọng nhất là
chuyển từ C.130 tại Sài Gòn về các tỉnh miền Tây. Đối với miền Tây, từ
sau cuộc Đồng khởi, việc thu đảm vụ (từ giữa thập niên 1960, Trung ương
Cục có chủ trương huy động sự đóng góp của nhân dân cho cuộc kháng chiến
dưới hình thức thuế gọi là "đảm vụ”, chủ yếu là thu ở các hộ kinh doanh
công thương nghiệp và những hộ nông dân có thu nhập cao) tại chỗ ngày
càng eo hẹp. Quân đội đối phương lấn chiếm và quản lý rất chặt chẽ các
vùng nông thôn. Do đó không có khả năng tự túc về tài chính mà phải nhờ
sự chi viện từ trung ương thông qua Trung ương Cục, cụ thể là qua tuyến
C.130 rót về.
Người đảm đương công việc này chính là thân phụ của Lữ
Minh Châu (phó trưởng ban N.2683): ông Lữ Văn Buối, một cán bộ lão thành
cách mạng hoạt động từ thời tiền khởi nghĩa. Trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, ông đóng vai trò một doanh nhân người Hoa (gia đình ông vốn là
dòng họ Minh Hương đã sinh sống ở Cà Mau 3-4 thế kỷ trước). Ông chuyên
kinh doanh ngành xây dựng. Lĩnh vực của ông là thầu xây dựng các khu chợ
thuộc các thị xã và thị trấn ở miền Tây Nam bộ, suốt từ Sài Gòn đến Cà
Mau.
Ông có phong độ chững chạc của một doanh nhân lớn, công
việc của ông lại rất rõ ràng và cụ thể, không ai có thể nghi ngờ. Khi
nhận được "chỉ thị” từ con trai, ông cho chuyển các khoản tiền của C.130
về điểm quy ước là chợ Cà Mau.
Ở Cà Mau có một cơ sở kinh doanh của ông nhận khoản
chuyển ngân đó. Họ rút ra thành tiền mặt. Lượng tiền mặt đó được đóng
thùng như những thùng hàng bình thường rồi chuyển tới các sạp hàng ngay
giữa chợ Cà Mau. Người của các quân khu VIII, IX nhận được mật hiệu thì
đến đó để nhận "hàng". Giữa một khu chợ sầm uất, đông đúc và ồn ào như
chợ Cà Mau, việc có người đem tới những thùng hàng nào đó và có người
khác tới nhận mang đi là chuyện hoàn toàn bình thường, không ai để ý,
cũng không ai có thể ngờ việc chuyển giao những khối tiền lớn cho các
căn cứ kháng chiến lại được thực hiện ở đây.
Từ đó cho tới ngày giải phóng miền Nam, tuyến đường
chuyển ngân qua tay ông Lữ Văn Buối là tuyến đường quan trọng nhất, là
nguồn dinh dưỡng tài chính cơ bản cho toàn miền Tây Nam bộ. Sau ngày
giải phóng miền Nam, ông Lữ Văn Buối đã trút bỏ "phần đời" của một nhà
thầu khoán, sống cuộc đời thanh bạch của một chiến sĩ cách mạng lão
thành trong lĩnh vực tài chính của miền Nam.
ĐẶNG PHONG
-------
Một hôm, ông Hai Xô cho gọi năm anh em bảo vệ đến giao
nhiệm vụ. Ông nói đại ý: "Hiện có một số hàng cần bảo quản giữ gìn, đây
là bí mật quốc gia, các chú phải coi trọng và bảo vệ an toàn tuyệt đối
cho dù phải hi sinh cả tính mạng". Không có các thủ tục xuất, nhập, giấy
tờ, biên bản. Làm sao để giữ?
Xem tiếp phần 8 Cất Giử Kho Báu
Xem tiếp phần 8 Cất Giử Kho Báu
No comments:
Post a Comment